Trợ cấp theo thời gian làm việc thực tế
* Tôi làm việc tại công ty từ năm 2000 nhưng đến năm 2003 mới được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ). Mới đây, tôi xin nghỉ việc, công ty tính trợ cấp thôi việc cho tôi từ năm 2003 đến hết năm 2008...
Trần Hải Lưu (quận Phú Nhuận, TP HCM)
- Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, trả lời: Theo quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian làm việc thực tế bao gồm thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, được cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH; nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương, nghỉ để hoạt động Công đoàn; thời gian ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Căn cứ vào quy định trên, công ty phải tính trợ cấp thôi việc cho anh Lưu từ năm 2000 thì mới đúng.
Không đóng BHXH khi nghỉ thai sản
* Đầu tháng 3-2015, tôi bị thai chết lưu 3,5 tháng và được bệnh viện cho nghỉ 40 ngày. Khi đi làm trở lại, tôi chỉ được công ty thanh toán tiền lương những ngày nghỉ dựa trên mức lương cơ bản và không được công ty đóng BHXH trong thời gian nghỉ. Công ty làm vậy có đúng không?
Nguyễn Thị Hiền (đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, TP HCM)
- Đại diện BHXH TP HCM trả lời: Theo Luật BHXH hiện hành, khi sẩy thai; nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên.
Thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, nghỉ hằng tuần; mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ
* Ngày 27-3, giám đốc thông báo sẽ chấm dứt HĐLĐ với tôi sau 45 ngày với lý do tái cơ cấu nhân sự dù tôi đang có thai 2 tháng. Tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần nhưng đến nay công ty vẫn chưa giải quyết…
Lý Thị Thu (Công ty Lộc Thuận, quận 6, TP HCM)
- Ông Phạm Văn Việt, giám đốc công ty, trả lời: Khi ban hành thông báo, công ty không hề biết chị Thu đang có thai. Nhận được khiếu nại của người lao động, sau khi xác minh vụ việc, công ty đã thu hồi thông báo chấm dứt HĐLĐ. Mới đây, xét thấy không còn vị trí nào thích hợp để bố trí cho chị Thu làm việc, công ty đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với chị Thu và chị đã đồng ý nghỉ việc.
- Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, trả lời: Theo quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian làm việc thực tế bao gồm thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, được cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH; nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương, nghỉ để hoạt động Công đoàn; thời gian ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Căn cứ vào quy định trên, công ty phải tính trợ cấp thôi việc cho anh Lưu từ năm 2000 thì mới đúng.
Không đóng BHXH khi nghỉ thai sản
* Đầu tháng 3-2015, tôi bị thai chết lưu 3,5 tháng và được bệnh viện cho nghỉ 40 ngày. Khi đi làm trở lại, tôi chỉ được công ty thanh toán tiền lương những ngày nghỉ dựa trên mức lương cơ bản và không được công ty đóng BHXH trong thời gian nghỉ. Công ty làm vậy có đúng không?
Nguyễn Thị Hiền (đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, TP HCM)
- Đại diện BHXH TP HCM trả lời: Theo Luật BHXH hiện hành, khi sẩy thai; nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên.
Thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, nghỉ hằng tuần; mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ
* Ngày 27-3, giám đốc thông báo sẽ chấm dứt HĐLĐ với tôi sau 45 ngày với lý do tái cơ cấu nhân sự dù tôi đang có thai 2 tháng. Tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần nhưng đến nay công ty vẫn chưa giải quyết…
Lý Thị Thu (Công ty Lộc Thuận, quận 6, TP HCM)
- Ông Phạm Văn Việt, giám đốc công ty, trả lời: Khi ban hành thông báo, công ty không hề biết chị Thu đang có thai. Nhận được khiếu nại của người lao động, sau khi xác minh vụ việc, công ty đã thu hồi thông báo chấm dứt HĐLĐ. Mới đây, xét thấy không còn vị trí nào thích hợp để bố trí cho chị Thu làm việc, công ty đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với chị Thu và chị đã đồng ý nghỉ việc.
Theo Báo Người lao động