Tình trạng đào thải lao động trước tuổi
Đã xuất hiện tình trạng thay thế mà thực chất là đào thải LĐ tại các DN, các KCN ở VN. Xu hướng sử dụng LĐ trẻ, khỏe, tiếp thu nhanh, hoạt bát, năng động nhưng chỉ phải trả mức lương không cao, cũng đã hình thành trong nhiều DN, các KCN.
Quá trình chuyển đổi LĐ ồ ạt mà rõ nhất là các thế hệ LĐ sẽ thay thế nhau thậm chí ở cả mức tuổi khá sớm đang diễn ra rất rõ. Tuổi bình quân của CNLĐ trong các DN chỉ khoảng 28 - 30. Trước đó, khi vào DN, mỗi CN được đào tạo dưới hình thức “cầm tay chỉ việc”, với thời gian đào tạo khoảng 2 - 5 tuần.
Rất ít LĐ được DN đào tạo bài bản, vì như thế rất tốn kém. Khi hiểu nội quy, quy chế của DN, nắm được và thực hiện thành thạo một chức năng LĐ nào đó trên dây chuyền sản xuất, là họ được tuyển chính thức, trở thành người làm công cho DN; hưởng lương và các chế độ khác theo quy định. Đời làm thợ bắt đầu.
Thời gian làm việc là 8 giờ mỗi ngày và mỗi tuần 6 ngày (rất ít DN làm 5,5 hoặc 5 ngày một tuần). Lương bình quân không quá 4 triệu đồng/người/tháng. Để có thu nhập khả dĩ, họ rất muốn được làm thêm giờ, thêm ca, làm cả chủ nhật và ngày lễ, nếu chủ DN có yêu cầu.
Mới được dăm năm làm việc cho DN nhưng do sự thúc bách của ca, kíp và làm thêm, do điều kiện LĐ chậm được cải thiện, nhiều CNLĐ có vẻ già trước tuổi. Họ chăm chăm vào công việc lo bị trừ lương, lo bị phạt lỗi, lo bị cho thôi việc (mà thực chất là sa thải).
Nhưng dù đã cố gắng hết sức, sau 10 đến 15 năm, lớp CN này bị thải loại, các DN tiến hành đợt tuyển lao động mới. Thế là tuổi đời bình quân của mỗi người sẽ phải rời khỏi dây chuyền sản xuất chỉ khoảng 38 - 45. Họ còn trên 10 năm nữa cần làm việc để nuôi sống mình và gia đình.
Chi phí đào tạo, chi phí tuyển mới, chi phí thay thế LĐ đều rất thấp, nên càng khuyến khích DN đào thải nhanh, không thương tiếc. Có người hỏi: Sao không đợi CNLĐ đủ tuổi nghỉ chế độ theo luật VN? CN càng cao tuổi càng có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, năng suất LĐ sẽ cao hơn? Tại sao DN chấp nhận bồi thường rồi tuyển mới?...
Trả lời những câu hỏi này đều dựa trên sự so sánh giữa phần thu về (doanh thu) với tổng thiệt hại và chi phí mà DN phải trả. Một khi doanh thu vẫn còn và tăng thì các DN đều sẵn sàng thay cũ, tuyển mới. Ai thiệt? Đương nhiên NLĐ, tài nguyên nhân lực và nền kinh tế quốc gia sẽ gánh trọn hậu quả của thiệt hại cả ngắn hạn và dài hạn.
Đây là hiện tượng được dự báo và đã bắt đầu diễn ra tại các DN trong các KCN ở Việt Nam. Những người làm chính sách vĩ mô ở VN cần coi đây là sự cảnh tỉnh.
Rất ít LĐ được DN đào tạo bài bản, vì như thế rất tốn kém. Khi hiểu nội quy, quy chế của DN, nắm được và thực hiện thành thạo một chức năng LĐ nào đó trên dây chuyền sản xuất, là họ được tuyển chính thức, trở thành người làm công cho DN; hưởng lương và các chế độ khác theo quy định. Đời làm thợ bắt đầu.
Thời gian làm việc là 8 giờ mỗi ngày và mỗi tuần 6 ngày (rất ít DN làm 5,5 hoặc 5 ngày một tuần). Lương bình quân không quá 4 triệu đồng/người/tháng. Để có thu nhập khả dĩ, họ rất muốn được làm thêm giờ, thêm ca, làm cả chủ nhật và ngày lễ, nếu chủ DN có yêu cầu.
Mới được dăm năm làm việc cho DN nhưng do sự thúc bách của ca, kíp và làm thêm, do điều kiện LĐ chậm được cải thiện, nhiều CNLĐ có vẻ già trước tuổi. Họ chăm chăm vào công việc lo bị trừ lương, lo bị phạt lỗi, lo bị cho thôi việc (mà thực chất là sa thải).
Nhưng dù đã cố gắng hết sức, sau 10 đến 15 năm, lớp CN này bị thải loại, các DN tiến hành đợt tuyển lao động mới. Thế là tuổi đời bình quân của mỗi người sẽ phải rời khỏi dây chuyền sản xuất chỉ khoảng 38 - 45. Họ còn trên 10 năm nữa cần làm việc để nuôi sống mình và gia đình.
Chi phí đào tạo, chi phí tuyển mới, chi phí thay thế LĐ đều rất thấp, nên càng khuyến khích DN đào thải nhanh, không thương tiếc. Có người hỏi: Sao không đợi CNLĐ đủ tuổi nghỉ chế độ theo luật VN? CN càng cao tuổi càng có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, năng suất LĐ sẽ cao hơn? Tại sao DN chấp nhận bồi thường rồi tuyển mới?...
Trả lời những câu hỏi này đều dựa trên sự so sánh giữa phần thu về (doanh thu) với tổng thiệt hại và chi phí mà DN phải trả. Một khi doanh thu vẫn còn và tăng thì các DN đều sẵn sàng thay cũ, tuyển mới. Ai thiệt? Đương nhiên NLĐ, tài nguyên nhân lực và nền kinh tế quốc gia sẽ gánh trọn hậu quả của thiệt hại cả ngắn hạn và dài hạn.
Đây là hiện tượng được dự báo và đã bắt đầu diễn ra tại các DN trong các KCN ở Việt Nam. Những người làm chính sách vĩ mô ở VN cần coi đây là sự cảnh tỉnh.
Theo PGS-TS Vũ Quang Thọ/Báo Lao động