1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Tiểu thương bán hoa Tết: "Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà"

Đặng Dương

(Dân trí) - Chợ hoa TP Gia Nghĩa, tỉnh Gia Lai rực rỡ những vựa hoa xuân nhưng những tiểu thương lòng nóng như lửa đốt vì hoa bán chậm. Nhiều chủ hoa chọn "bám trụ" lại, qua thời khắc giao thừa mới về.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp chợ hoa xuân Đắk Nông được tổ chức tại sân vận động của TP Gia Nghĩa. Hàng chục nhà vườn từ các tỉnh phía Bắc và Nam Trung bộ chở hoa về đây bày bán, chiếm nhiều nhất là cúc, mai và tắc (quất) kiểng.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 1

Khoảng 22h đêm, khi không còn khách hàng, chợ hoa khép lại những náo nhiệt, sôi động ban ngày, chỉ còn lại tiếng trao đổi, chuyện trò các tiểu thương.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 2

Nhiều người quây quần bên đống lửa, ấm trà nóng, ngồi hàn huyên vừa để quên đi những vất vả, mệt mỏi vừa trông giữ hoa.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 3

Ông Võ Thành Trung (quê huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) mang lên Đắk Nông khoảng hơn 200 gốc mai. Đi cùng nhóm 10 người vào Đắk Nông bán hoa, mọi sinh hoạt của nhóm tiểu thương đều diễn ra ngay tại gian hàng, ngả lưng ngay trên nền đất.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 4

"Năm nay hoa khó bán, người mua ít lắm, do ảnh hưởng từ dịch. Chúng tôi vận chuyển 200 gốc mai vào đây mất hơn 40 triệu đổng tiền chi phí nhưng sát ngày Tết, vẫn còn hơn 100 chậu mai chờ người mua. Anh em đều có gắng bám trụ, sau giao thừa mới bắt xe trở về nhà", ông Trung nói, lòng nặng trĩu.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 5

Tương tự, anh Hà Văn Đức (xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong) cũng mang đến chợ hoa TP Gia Nghĩa hơn 100 chậu mai. Đã 6 ngày trôi qua (từ ngày 22 âm lịch), mới bán được 20 chậu khiến người đàn ông này bồn chồn, sợ mất Tết nếu không tiêu thụ được một nửa số mai.

"Mai của tôi bán giá dao động từ vài trăm ngàn đến khoảng 5 triệu đồng/gốc, riêng gốc mai lớn nhất là 12 triệu đồng. Mai năm nay được đánh giá là đẹp vì nụ hoa đều, đẹp, dáng thanh thoát nên đa phần các gian hàng ở chợ đều bày bán mai, thành ra nguồn cung phong phú mà ít người mua", chủ nhân một vườn mai 100 gốc cho biết.

Cũng theo anh Hà Văn Đức, trận mưa trái mùa chiều 28 Tết khiến mai dính nước. Sau cả tuần hãm nụ, mai bất ngờ gặp mưa nên nở rộ, nhiều chậu không thể bán được nữa, chủ vườn phải mang về dưỡng, chờ năm sau.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 6

Trời càng khuya, thời tiết Tây Nguyên càng khắc nghiệt. Gió, sương và không khí lạnh trở thành thách thức đối với các chủ vựa hoa.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 7

Nhiều gian hàng, chỉ có một người đứng bán nên đến đêm, tiểu thương nằm ngay dưới gốc hoa để ngủ. Ăn gió, nằm sương, chịu vất vả, nhiều người hy vọng khách sẽ mua hàng trước ngày 29 Tết để họ được về quê đón Tết đúng ngày cuối cùng của năm.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 8

Tranh thủ ăn bữa cơm tối khi đồng hồ đã điểm 23h đêm, một tiểu thương bán mai trú huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, từ 20 tháng Chạp, anh đã mang hoa đến Đắk Nông bán.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 9

Sau hơn một tuần bán trụ, anh mới bán được 5 chậu mai trong tổng số hơn 100 chậu. Dù hy vọng ngày cuối cùng của năm lượng người đến mua sẽ tăng thế nhưng anh Nguyễn Văn Thanh (tỉnh Lâm Đồng) nhẩm tính, vụ hoa xuân năm nay lỗ nặng.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 10

"Sau khi đón giao thừa xong thì chúng tôi mới lên xe về quê đón Tết. Do số tiền bỏ ra đầu tư vào vườn mai này lớn nên chúng tôi phải chia nhau canh giữ suốt đêm. Năm nay dịch bệnh nên sức mua kém thành ra đến 28 Tết vẫn chưa lấy lại vốn", một tiểu thương nói trước khi chìm vào giấc ngủ lúc 23h đêm.

Tiểu thương bán hoa Tết: Sau giao thừa chúng tôi mới về nhà - 11

Nhiều tiểu thương vẫn tất bật sắp xếp lại gian hàng cho ngày buôn bán cuối cùng - 29 Tết.