1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Tiền lương sẽ ra sao khi hội nhập?

(Dân trí) - Khi hội nhập với thế giới, những ngành nghề nào có mức lương hấp hẫn, câu chuyện tiền lương và năng suất lao động ra sao, doanh nghiệp có nhiều lao động sẽ điều chỉnh chính sách lương như thế nào? …

Tiền lương sẽ ra sao khi hội nhập?
Việt Nam sắp gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP), tất yếu sẽ có những ảnh hưởng tới thị trường lao động và mức lương. Đây cũng là nội dung của cuộc tọa đàm trong buổi tọa đàm Chính sách và hội nhập quốc tế sáng 25/11 tại Hà Nội. Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến của các nhà quản lý và chuyên gia.

“Tăng lương để cạnh tranh là tất yếu”. Ông Nguyễn Mạnh Cường - GĐ Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB&XH) - Khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) và các hiệp định thương mại quốc tế, đương nhiên tạo sự kích thích nền kinh tế, cụ thể là lượng hàng hóa xuất khẩu tăng.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - GĐ TT Hỗ trợ
phát triển quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB&XH)
Ông Nguyễn Mạnh Cường
Điều này tất yếu dẫn tới gia tăng việc làm và quan hệ cung - cầu lao động sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Đồng thời, cơ hội dịch chuyển lao động sẽ gia tăng đáng kể, sự cạnh tranh thị trường lao động trong khối là điều không tránh khỏi.

Tôi dự đoán những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, sản xuất đồ gỗ…sẽ có những chuyển biến đáng kể.

“Chủ doanh nghiệp trả lương cao để giữ lao động giỏi”. Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - Nhiều năm nay, ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng cao (15 %//năm), nhu cầu lao động luôn tăng nhanh. Trong tốc độ đó, các doanh nghiệp phải chuẩn bị tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề.

Không có doanh nghiệp nào chủ trương trả lương thấp cho lao động! Vì doanh nghiệp cũng rất cần lao động giỏi. Muốn vậy, họ sẽ phải trả lương cao cho lao động giỏi.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Ông Lê Tiến Trường 
Trong khoảng 5 năm qua, ngành dệt may đang xuất hiện 3 xu hướng dịch chuyển của donh nghiệp, cụ thể: Xu thế dịch chuyển về những vùng nông thôn, tới mức quận huyện.

Mục đích nhằm thu hút lao động địa phương và giá nhân công vừa phải. Xu hướng này tất yếu tạo ra mô hình kinh tế sản xuất gia đình. Theo đó, chồng có thể làn nông nghiệp và người vợ làm công nhân may…

Xu thế nâng cao chất lượng môi trường làm việc. Nếu như trước kia doanh nghiệp chỉ có chiếc quạt máy phục vụ công nhân trong xưởng may. Nhưng nay doanh nghiệp sẵn sang đầu tư hệ thống máy lạnh, nhằm cải thiện môi trường làm việc để giữ lao động.

 Ông Đặng Quang Điều - Trưởng
Ban CSKTXH
 Ông Đặng Quang Điều
“Hội nhập khiến chênh lệch lương gấp 10 lần và hơn thế”. Ông Đặng Quang Điều - Trưởng Ban Chính sách kinh tế xã hội (Tổng LĐLĐ VN): Hội nhập dẫn tới sự bất bình đẳng trong việc trả lương, đòi hỏi các cơ quan chức năng, doanh nghiệp phải suy nghĩ về điều này.

Sự phân hóa về tiền lương thể hiện rõ ở các doanh nghiệp, cụ thể: Lương quản lý khá cao trong khi lương công nhân sản xuất trực tiếp ra của cải thì lại thấp.

Qua tìm hiểu, lương của công nhân làm việc trực tiếp từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng, có nơi còn thấp hơn. Trong khi đó có những lao động đạt mức lương tới 40 triệu đồng/người/tháng. Như vậy mức chênh tới 10 lần.

Việc phân hóa phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Những lĩnh vực dễ tuyển dụng thì doanh nghiệp thường ấn định chung mức lương. Những lĩnh vực khó tuyển dụng thì lương cao hơn.

Bà Nicola Connolly - Chủ tịch EuroCham

Bà Nicola Connolly
 “Đừng trông chờ hết vào tăng lương tối thiểu”. Bà Nicola Connolly - Chủ tịch EuroCham - Chúng tôi hiện đại diện cho khoảng 850 doanh nghiệp của EU tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang sử dụng hơn 1 triệu lao động làm việc tại Hà Nội và TP HCM. Trong 5 năm qua, mức lương tối thiểu tăng nhanh.

Chúng tôi muốn biết được lộ trình cụ thể trong việc tăng lương từ 5-10 năm tới ra sao.

Tôi cho rằng, cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng an sinh xã hội chứ đừng dựa hết vào tăng lương tối thiểu. Đừng nghĩ rằng tăng lương tối thiểu 30 % thì mức thu nhập sẽ tăng 30 % mà phải tính sao cho tăng tới mức 40%?

Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng
Bộ LĐ-TB&XH
Ông Phạm Minh Huân
 
“Cần chuyển đổi để tăng năng suất lao động và lương”. Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - Thực trạng chênh lệch mức lương là điều đương nhiên trong quá trình phát triển. Nhằm hạn chế thực tế này chúng ta cần phải tái cơ cấu nền kinh tế, đưa ra nhiều giải pháp nhằm gia tăng năng suất lao động.

Đặc biệt, chúng ta cần chuyển đổi lao động từ khu vực phu chính thức, nông nghiệp sang khu vực có nhiều ngành nghề với lợi thế về mức lương, tạo năng suất lao động từ đó là cơ sở để tăng tiền lương.

Đồng thời, chúng ta phải tăng cường thêm nhiều giải pháp vĩ mô để điều chỉnh ví dụ như tăng thuế thu nhập cá nhân…

Hoàng Mạnh ghi