1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Nghề nội dung số với giới trẻ:

Bùng nổ xu hướng phát triển lập trình di động tại Việt Nam

Theo WeAreSocial, hơn 93% dân số thế giới sử dụng điện thoại di động và 2,5 tỉ người trên thế giới kết nối internet. Thế giới phẳng đã mở ra cơ hội quốc tế hóa các ứng dụng/game Việt di động vô cùng hấp dẫn dành cho các lập trình viên trong mảng này.

Lập trình ứng dụng di động online - xu thế tất yếu

Đầu năm 2014, thông tin trên trang WeAreSocial đã làm thế giới sửng sốt khi đưa ra thống kê về Thế giới số trong báo cáo về “Bối cảnh dữ liệu toàn cầu”.

Đúng với tên gọi của nó, thế giới ngày nay đã dần biến thành Thế giới số khi có tới: 35% dân số thế giới sử dụng internet, 26% dân số dùng mạng xã hội facebook và 93% dân số thế giới sử dụng thuê bao di động.

Sự thâm nhập mạnh mẽ của di động và
ứng dụng di động tại Việt Nam

Sự thâm nhập mạnh mẽ của di động và ứng dụng di động tại Việt Nam

Tham khảo thông tin ngành lập trình ứng dụng di động: http://academy.vtc.vn/khoa-hoc/chuyen-nganh-lap-trinh/8/lap-trinh-phat-trien-ung-dung-di-dong.aspx


Nhanh chóng, các ứng dụng online đã “đè bẹp” các ứng dụng offline, soán ngôi vàng trong thời đại nội dung số khi hành vi của người dùng thiết bị di động đã chuyển từ “duyệt và xem” sang “tham gia” vào cộng đồng mạng.

Theo Google, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, số lượng ứng dụng trên Google Play đã tăng gấp đôi, từ 600.000 ứng dụng vào tháng 6/2012 lên tới 1,3 tỉ ứng dụng vào tháng 7/2014.

Trong khi đó, các ứng dụng offline đang bị “chết dần chết mòn” vì nhiều nguyên nhân. Hãy lấy game online và offline ở thị trường Việt Nam ra làm ví dụ. Nếu như hầu hết các game online hiện tại đều “free- to- play” thì những game offline lại rất khó sống khi bắt người chơi phải trả một khoản tiền trên dưới 2 triệu đồng để mua một tựa game.

Game offline không phù hợp với tâm lý “thích xài đồ miễn phí nhưng phải hay” của game thủ Việt.

Game luôn là ứng dụng được trả nhiều tiền nhất trên Google Play
Game luôn là ứng dụng được trả nhiều tiền nhất trên Google Play

Việc đồ họa đẹp cũng trở thành điểm trừ của game offline, khi không phải game thủ nào cũng có đủ khả năng nâng cấp máy liên tục cho phù hợp với cấu hình đồ họa của các game offline đình đám.

Đó là chưa nói đến thói quen của game thủ Việt, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, khi hầu hết các game offline đều xuất xứ từ phương Tây, khác biệt quá nhiều so với hệ suy nghĩ Á Đông của các game thủ Việt.

Tham khảo thông tin ngành lập trình game: http://academy.vtc.vn/khoa-hoc/chuyen-nganh-lap-trinh/9/lap-trinh-phat-trien-game.aspx


Có nhiều nguyên nhân để lý giải xu thế tất yếu này. Nguyên nhân thuyết phục nhất là tại thời điểm hiện tại: Các ứng dụng online có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như vũ bão.

Nếu như trước năm 2012, dù nhà nhà, người người kết nối internet, nhưng thói quen “chia sẻ tới cộng đồng” chưa mạnh mẽ bởi hầu hết các website đều “đóng”. Nhưng ngày nay, sự xuất hiện của các website “mở”- được gọi là xu thế web 2.0 đã mở mọi cánh cửa kết nối cộng đồng.

Xu thế này trao quyền cho người dùng “tham gia” mọi hoạt động thông qua kết nối internet.

Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng ngành viễn thông, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các thiết bị di động cầm tay với cấu hình cao như điện thoại thông minh là lựa chọn hàng đầu của mọi người, cũng là mảnh đất vô cùng màu mỡ để các ứng dụng online phát triển mạnh mẽ.

Ứng dụng/Game trên di động - “con gà đẻ trứng vàng” của nội dung số

Công nghệ ngày càng phát triển, giá smartphone ngày càng rẻ. Hệ sinh thái trên di động tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất tốt để các doanh nghiệp phát triển mảng kinh doanh trên di động.

Theo dự báo của Công ty ABI Reearch (Mỹ), doanh thu từ ứng dụng di động toàn thế giới năm 2015 sẽ đạt 46 tỉ USD, tăng 8,5 tỷ USD so với năm 2013. Tại Việt Nam, doanh thu ngành này năm 2013 đạt trên 500 triệu USD. Dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 1 tỉ USD.

Đây là “con gà đẻ trứng vàng” của ngành công nghệ- nội dung số tại Việt Nam.

Thấy rõ xu thế này, hàng loạt các công ty công nghệ- nội dung số tại Việt Nam đã nhanh tay đầu tư phát triển mảng lập trình ứng dụng di động/ lập trình phát triển game như VNG, VTC Online, MeCorp…như là một lợi thế cạnh tranh cốt lõi giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong tương lai không xa.

Ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) - dự báo: “Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển ứng dụng di động lớn nhất Đông Nam Á và là 1 trong 10 thị trường thiết kế game trên di động phát triển nhanh nhất thế giới”.

1024x768

Sở hữu nguồn nhân lực lập trình di động chất lượng cao là lợi thế cạnh tranh của các công ty công nghệ.

Tham khảo thông tin cơ hội cho lập trình viên sở hữu IP6+: http://academy.vtc.vn/su-kien/vongquaymayman


Khi cơn bão sử dụng điện thoại thông minh tràn tới các quốc gia châu Á (trong đó Việt Nam), nhu cầu sử dụng các ứng dụng di động tăng hơn bao giờ hết. Theo Falmi, nhu cầu nhân lực của ngành CNTT ở 27.000 doanh nghiệp tai TPHCM là lớn nhất, chiếm 7,75% tổng nhu cầu nhân lực hàng năm của TP, trong đó nhu cầu ngành lập trình di động chiếm phần rất lớn nhưng rất khó tìm được lao động.

“Do ngành lập trình ứng dụng di động khó tìm người nên mức lương đang bị đẩy lên rất cao, với 500-7000 USD/tháng cho lập trình viên mới ra trường. Nếu có 3 năm kinh nghiệm thì nhận mức lương trên dưới 1000 USD/tháng là chuyện thường”- ông Nguyễn Minh Hiếu, Trưởng bộ phận nhân lực Chonviec cho biết.

1024x768

VTC chủ động đào tạo nguồn Lập trình viên game, ứng dụng di động chất lượng cao.

Tham khảo thư viện sản phẩm thiết kế game: http://academy.vtc.vn/thu-vien/48/san-pham-hoc-vien.aspx


Nắm bắt được xu hướng đó, các trường đại học và nhiều công ty công nghệ - nội dung số lớn đã chủ động đào tạo nguồn lập trình viên để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình như FPT, VTC…Song số nhân lực đào tạo dù nhiều đến đâu cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Điển hình là tại VTC Academy, học viên ngành Lập trình phát triển ứng dụng di động, hoặc Lập trình phát triển game, khi mới chỉ hoàn thành ½ thời lượng học (tức 1 năm) đã được các công ty công nghệ “săn đón” về làm với mức lương khởi điểm đáng mơ ước.

Thậm chí cả ngành Thiết kế 3D Game, Thiết kế hoạt hình và hiệu ứng hình ảnh phục vụ cho phát triển game và ứng dụng di động mà VTC Academy đào tạo cũng không nằm ngoài vòng xoáy cung cầu nhân lực này.

“Cầu vượt cung”, thị trường mở, nguồn lực sẵn có và miễn phí, là những điều kiện “thiên thời- địa lợi- nhân hòa” dành cho các lập trình viên mảng lập trình di động khi đứng trước con đường khởi nghiệp và cơ hội sở hữu doanh nghiệp bằng chính đam mê, hoài bão của mình.

D.C