Nguyễn Mạnh Dũng - Trưởng đại diện - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures (Nhật Bản) tại Việt Nam và Thái Lan
Thực hiện ước mơ với 4.000 USD
Dù chỉ tích cóp được 4.000 USD nhưng Nguyễn Mạnh Dũng vẫn quyết tâm thực hiện giấc mơ thay đổi chính mình.
Nguyễn Mạnh Dũng - Trưởng đại diện - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures (Nhật Bản) tại Việt Nam và Thái Lan
Thay vì tập trung toàn bộ thời gian của năm cuối đại học chăm chút cho luận văn, tôi dành hẳn 6 tháng trước kỳ thi tốt nghiệp để đi làm nhằm tích lũy kinh nghiệm và tài chính cho mục tiêu lớn hơn.
Ngay khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, tôi "khăn gói" đi làm phiên dịch cho quản đốc một doanh nghiệp và một năm sau đó, tiếp tục công việc này cho Phó tổng giám đốc, đồng thời kiêm thêm vị trí quản lý phòng xuất nhập khẩu cho một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất linh kiện, có trụ sở ở tỉnh Hòa Bình (cách Hà Nội 60km).
Ở đây, tôi có điều kiện trau dồi tiếng Nhật bởi tuần nào cũng về Hà Nội, dành thời gian đi phiên dịch cho các quản đốc nhà máy của công ty - nơi tôi làm việc.
Mãi về sau, khi quyết định tìm hướng đi mới hơn, tôi xin vào làm việc cho FPT Software tại TP.HCM. Rồi tôi được cử sang miền Nam nước Nhật (Osaka) để thực hiện dự án về phần mềm mà FPT Software phát triển cho Tập đoàn điện tử Sanyo, một trong những khách hàng Nhật Bản đầu tiên của FPT Software TP.HCM lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, khi sang đến nơi, tôi cảm thấy lúng túng vì giọng của người miền Nam tôi nghe không rõ. Từ đó, tôi nuôi ý định sang Nhật du học với một mục tiêu duy nhất là làm mới mình và có thể nói chuyện được với bất kỳ người Nhật nào.
Tôi miệt mài chuẩn bị tài chính, ngoài thời gian làm việc ở FPT Software, tôi còn làm hướng dẫn viên du lịch cho khách Nhật, phiên dịch cho một số chuyên gia trong hầm mỏ than ở Uông Bí khi được nghỉ phép. Ít lâu sau, tôi xin nghỉ hẳn ở FPT Software để tập trung kiếm tiền cho một vài tháng đến Tokyo.
Tôi lên đường thực hiện giấc mơ du học chỉ với 4.000 USD tích cóp được và 2.000 USD vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau. Vào thời điểm đó, 6 tháng tiền ký túc xá, cộng thêm học phí cũng đã mất 5.000 USD, tôi chỉ còn 1.000 USD cho sinh hoạt phí một tháng, con số quá ít ỏi so với mức sống tại một đô thị đắt đỏ như Tokyo. Nhờ vào những mối quen biết, tôi cũng đã nhanh chóng tìm được việc làm thêm ở nhà hàng Việt Nam tại Tokyo để trang trải cuộc sống.
Trước khi bước vào khóa học Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Hosei (Tokyo), tôi phải mất một năm học tiếng Nhật ở tỉnh Chiba. Năm đầu tiên vào Trường, tôi được cấp một suất học bổng nhưng số tiền khá khiêm tốn, nên tôi lại dành thời gian rảnh rỗi đi làm thêm để tích cóp tài chính cho năm học tiếp theo.
Từ những vị trí tốt khi làm việc ở Việt Nam, đến Nhật, tôi phải trải qua rất nhiều công việc như làm phiên dịch, rửa chén, bán mì... Trong suy nghĩ, đôi lúc tôi cảm thấy hụt hẫng và muốn bỏ cuộc, nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua vì đã chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng đón nhận khó khăn để thực hiện bằng được quyết tâm.
May mắn là cuối năm thứ nhất đại học, tôi nhận được học bổng từ Tổ chức Watanuki International Scholarship Foundation (Watanuki Zaidan), một quỹ học bổng dành cho sinh viên châu Á (trừ Nhật Bản) đang theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ở khoảng 20 trường hàng đầu Nhật Bản (bao gồm cả trường công lập và tư thục).
Nguyễn Mạnh Dũng (phải) lãnh học bổng khi học thạc sỹ
Nhà sáng lập quỹ là người đã tạo dựng Ngân hàng Keio, một ngân hàng địa phương lớn đóng ở Chiba. Trước khi qua đời, ông đã để lại một phần tài sản với ước nguyện thành lập quỹ cho sinh viên châu Á học tập tại Nhật, vì thời trẻ ông đã từng du học Mỹ nên hiểu được khó khăn mà những du học sinh không có điều kiện về tài chính phải trải qua.
Khi được phỏng vấn để nhận học bổng, những người đại diện Watanuki Zaidan đã hỏi lý do tôi đến Nhật du học, tôi trả lời rằng muốn đi học để thay đổi bản thân và muốn làm được một điều gì đó có ích cho xã hội, đặc biệt là đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Đó cũng là lý do mà sau này CyberAgent Ventures chọn tôi. CyberAgent Ventures mong muốn giúp cho cộng đồng start-up (khởi nghiệp) ở châu Á, trong đó có Việt Nam, có cơ hội để biến những sáng kiến, ý tưởng của họ thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Từ những kinh nghiệm bản thân đã đi qua, tôi động viên đứa em trai út sang Nhật du học. Tôi không hy vọng em mình sau này sẽ trở thành "ông nọ bà kia", mà chỉ mong muốn cậu ấy học được tính tự lập và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đề ra; cũng như học được những đức tính tốt của người Nhật vì tôi nhận thấy giới trẻ hiện nay một khi đầy đủ về vật chất thường rất dễ ỷ lại và không kiên trì khi đối diện với thử thách.
Trước khi đến với CyberAgent Ventures, tôi từng làm việc cho một ngân hàng Philippines tại Tokyo, với vai trò là cầu nối giữa ngân hàng này với các ngân hàng Việt Nam, cụ thể là phụ trách marketing và thực hiện nghiệp vụ giao dịch kiều hối qua ngân hàng. Trong thời gian từ tháng 4/2008 - 3/2009, tôi vừa làm việc ở ngân hàng, vừa làm bán thời gian cho CyberAgent Ventures.
Tuy nhiên, bản tính tôi không thích những công việc mang tính chất rập khuôn nên sau khi lấy được bằng thạc sĩ, tôi đã quyết định về hẳn CyberAgent Ventures, một quỹ đầu tư chuyên hỗ trợ tài chính cho cộng đồng start-up (chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ), những người khởi đầu kinh doanh thiếu vốn nhưng lại đầy đam mê và tinh thần "chiến đấu" rất cao.
Ngay khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, tôi "khăn gói" đi làm phiên dịch cho quản đốc một doanh nghiệp và một năm sau đó, tiếp tục công việc này cho Phó tổng giám đốc, đồng thời kiêm thêm vị trí quản lý phòng xuất nhập khẩu cho một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất linh kiện, có trụ sở ở tỉnh Hòa Bình (cách Hà Nội 60km).
Ở đây, tôi có điều kiện trau dồi tiếng Nhật bởi tuần nào cũng về Hà Nội, dành thời gian đi phiên dịch cho các quản đốc nhà máy của công ty - nơi tôi làm việc.
Mãi về sau, khi quyết định tìm hướng đi mới hơn, tôi xin vào làm việc cho FPT Software tại TP.HCM. Rồi tôi được cử sang miền Nam nước Nhật (Osaka) để thực hiện dự án về phần mềm mà FPT Software phát triển cho Tập đoàn điện tử Sanyo, một trong những khách hàng Nhật Bản đầu tiên của FPT Software TP.HCM lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, khi sang đến nơi, tôi cảm thấy lúng túng vì giọng của người miền Nam tôi nghe không rõ. Từ đó, tôi nuôi ý định sang Nhật du học với một mục tiêu duy nhất là làm mới mình và có thể nói chuyện được với bất kỳ người Nhật nào.
Tôi miệt mài chuẩn bị tài chính, ngoài thời gian làm việc ở FPT Software, tôi còn làm hướng dẫn viên du lịch cho khách Nhật, phiên dịch cho một số chuyên gia trong hầm mỏ than ở Uông Bí khi được nghỉ phép. Ít lâu sau, tôi xin nghỉ hẳn ở FPT Software để tập trung kiếm tiền cho một vài tháng đến Tokyo.
Tôi lên đường thực hiện giấc mơ du học chỉ với 4.000 USD tích cóp được và 2.000 USD vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau. Vào thời điểm đó, 6 tháng tiền ký túc xá, cộng thêm học phí cũng đã mất 5.000 USD, tôi chỉ còn 1.000 USD cho sinh hoạt phí một tháng, con số quá ít ỏi so với mức sống tại một đô thị đắt đỏ như Tokyo. Nhờ vào những mối quen biết, tôi cũng đã nhanh chóng tìm được việc làm thêm ở nhà hàng Việt Nam tại Tokyo để trang trải cuộc sống.
Trước khi bước vào khóa học Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Hosei (Tokyo), tôi phải mất một năm học tiếng Nhật ở tỉnh Chiba. Năm đầu tiên vào Trường, tôi được cấp một suất học bổng nhưng số tiền khá khiêm tốn, nên tôi lại dành thời gian rảnh rỗi đi làm thêm để tích cóp tài chính cho năm học tiếp theo.
Từ những vị trí tốt khi làm việc ở Việt Nam, đến Nhật, tôi phải trải qua rất nhiều công việc như làm phiên dịch, rửa chén, bán mì... Trong suy nghĩ, đôi lúc tôi cảm thấy hụt hẫng và muốn bỏ cuộc, nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua vì đã chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng đón nhận khó khăn để thực hiện bằng được quyết tâm.
May mắn là cuối năm thứ nhất đại học, tôi nhận được học bổng từ Tổ chức Watanuki International Scholarship Foundation (Watanuki Zaidan), một quỹ học bổng dành cho sinh viên châu Á (trừ Nhật Bản) đang theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ở khoảng 20 trường hàng đầu Nhật Bản (bao gồm cả trường công lập và tư thục).
Nguyễn Mạnh Dũng (phải) lãnh học bổng khi học thạc sỹ
Nhà sáng lập quỹ là người đã tạo dựng Ngân hàng Keio, một ngân hàng địa phương lớn đóng ở Chiba. Trước khi qua đời, ông đã để lại một phần tài sản với ước nguyện thành lập quỹ cho sinh viên châu Á học tập tại Nhật, vì thời trẻ ông đã từng du học Mỹ nên hiểu được khó khăn mà những du học sinh không có điều kiện về tài chính phải trải qua.
Khi được phỏng vấn để nhận học bổng, những người đại diện Watanuki Zaidan đã hỏi lý do tôi đến Nhật du học, tôi trả lời rằng muốn đi học để thay đổi bản thân và muốn làm được một điều gì đó có ích cho xã hội, đặc biệt là đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Đó cũng là lý do mà sau này CyberAgent Ventures chọn tôi. CyberAgent Ventures mong muốn giúp cho cộng đồng start-up (khởi nghiệp) ở châu Á, trong đó có Việt Nam, có cơ hội để biến những sáng kiến, ý tưởng của họ thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Từ những kinh nghiệm bản thân đã đi qua, tôi động viên đứa em trai út sang Nhật du học. Tôi không hy vọng em mình sau này sẽ trở thành "ông nọ bà kia", mà chỉ mong muốn cậu ấy học được tính tự lập và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đề ra; cũng như học được những đức tính tốt của người Nhật vì tôi nhận thấy giới trẻ hiện nay một khi đầy đủ về vật chất thường rất dễ ỷ lại và không kiên trì khi đối diện với thử thách.
Trước khi đến với CyberAgent Ventures, tôi từng làm việc cho một ngân hàng Philippines tại Tokyo, với vai trò là cầu nối giữa ngân hàng này với các ngân hàng Việt Nam, cụ thể là phụ trách marketing và thực hiện nghiệp vụ giao dịch kiều hối qua ngân hàng. Trong thời gian từ tháng 4/2008 - 3/2009, tôi vừa làm việc ở ngân hàng, vừa làm bán thời gian cho CyberAgent Ventures.
Tuy nhiên, bản tính tôi không thích những công việc mang tính chất rập khuôn nên sau khi lấy được bằng thạc sĩ, tôi đã quyết định về hẳn CyberAgent Ventures, một quỹ đầu tư chuyên hỗ trợ tài chính cho cộng đồng start-up (chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ), những người khởi đầu kinh doanh thiếu vốn nhưng lại đầy đam mê và tinh thần "chiến đấu" rất cao.
Theo Nguyễn Bảo/Doanh nhân Sài Gòn