Thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng rau diếp cá

Hàng trăm hộ dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện đang rất mừng vì rau diếp cá có giá bán cao, thu nhập khấm khá.

Ban đầu, ông Trần Thanh Tuấn (xã Nhị Bình) chỉ có 2 công đất trồng rau diếp cá. Sau thời gian trồng, ông đã tích góp được một số tiền mua thêm 4 công đất để trồng rau diếp cá. Mỗi năm, ruộng rau diếp cá có thể thu hoạch khoảng 5 - 6 đợt (mỗi đợt 2 tháng).

Tính ra hằng năm, ông Tuấn thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng. Ông bảo, rau diếp cá giá đang cao, không chỉ mình nhà ông mà cả xã mừng vì thu khấm khá...

“Bén duyên” với vùng đất xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang từ hơn 10 năm nay, cây rau diếp cá đã không ngừng mở rộng diện tích. Nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất vườn kém hiệu quả sang trồng loại rau này. Rau diếp cá dần trở thành cây “kinh tế” của địa phương.

Hàng trăm hộ dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện đang rất mừng vì rau diếp cá có giá bán cao, thu nhập khấm khá.
Hàng trăm hộ dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện đang rất mừng vì rau diếp cá có giá bán cao, thu nhập khấm khá.

Theo thống kê của UBND xã Nhị Bình, toàn xã có khoảng 128 ha trồng rau diếp cá (diện tích trồng rau diếp cá lớn nhất của huyện Châu Thành. Rau diếp cá ở xã Nhị Bình trồng tập trung chủ yếu ở ấp Nam, Đông B. Thời gian đầu, chỉ có một số hộ canh tác loại rau này. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây trồng này mang lại khá cao, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích.

Ông Lê Thành Chí (ngụ ấp Nam) cho biết, trước đây, 4,5 công đất vườn của ông trồng sa pô và nhãn cho hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy rau diếp cá phù hợp với vùng đất nơi đây nên ông quyết định chuyển sang trồng loại rau này.

Thông thường vào khoảng từ tháng 3 - 5 âm lịch, rau diếp cá có giá cao và có thời điểm lên đến 30.000 đồng/kg; thấp nhất cũng khoảng 4.000 đồng/kg. Hiện nay, giá thành để sản xuất 1 công rau diếp cá vào khoảng 4 triệu đồng, năng suất rau đạt từ 2 - 2,5 tấn; tùy theo giá bán mà người trồng có thể thu lãi ít hay nhiều.

Còn đối với ông Trần Thanh Tuấn, ban đầu chỉ có 2 công đất trồng rau diếp cá, sau thời gian trồng, ông đã tích góp được một số tiền mua thêm 4 công đất để trồng rau diếp cá. Mỗi năm, ruộng rau diếp cá có thể thu hoạch khoảng 5 - 6 đợt (mỗi đợt 2 tháng), tính ra hằng năm, ông thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng.

Ông Tuấn bày tỏ: “Tôi bắt đầu trồng rau diếp cá được khoảng 10 năm nay. Mặc dù trồng rau này công sức bỏ ra nhiều hơn so với làm vườn, nhưng đổi lại hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Nhờ trồng loại rau này mà cuộc sống gia đình của tôi được sung túc, có của ăn của để như hôm nay”.

Cùng với cây lúa, cây ăn quả, rau diếp cá dần trở thành cây chủ lực ở nơi đây và đã giúp cho nhiều hộ vươn lên làm giàu. Bà Hồ Thanh Thúy, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Bình cho biết, rau diếp cá dần trở thành cây “kinh tế” của địa phương, cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với cây lúa. Nhờ trồng loại rau này mà đời sống nhiều hộ dân trong xã nâng lên rõ rệt.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp