1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Thị trường lao động Mỹ phục hồi nhờ ‘kẻ xấu'

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Donald Trump cam kết mang lại những công việc sản xuất tốt cho người dân Mỹ bằng các biện pháp cứng rắn với các đối tác thương mại của Mỹ.

Ảnh: The Nation
Ảnh: The Nation

Tuy nhiên, khi mà cam kết của ông Trump mới bắt đầu khởi động, thì những thống kê chỉ ra rằng, phần lớn công việc mang tới cho người dân Mỹ đều xuất phát từ các công ty nước ngoài vốn được coi là “kẻ xấu” trong chính sách hạn chế của Trump.

Phân tích của Reuters về số liệu việc làm của liên bang cho thấy trong số 656.000 việc làm mới được tạo ra từ năm 2010 đến năm 2014, thì 2/3 là do đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Số lượng việc làm mới hiện vẫn chưa tăng nhưng đã có hơn 700 tỷ USD vốn nước ngoài đổ vào Mỹ trong hai năm qua đưa tổng đầu tư nước ngoài lên 3,7 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2016.

Giờ đây, các công ty nước ngoài đã chi hàng tỷ USD cho nhà máy và các nhà lãnh đạo địa phương, những người lo ngại rằng mạng lưới cung cấp toàn cầu sẽ làm cho những khoản đầu tư kỷ lục đó trở nên mờ nhạt nếu Trump thực hiện cam kết về tự do hóa thương mại.

Tổng thống Mỹ đã đe dọa sẽ phá bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico và áp thuế cao hơn đối với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, như Đức hoặc Trung Quốc.

Thông điệp cứng rắn này đã thúc đẩy tăng trưởng trong các ngành công nghiệp sản xuất gần đây. Chính những tuyên bố cứng rắn này đã giúp Trump thắng áp đảo ở khu vực Đông bắc và Trung Tây Rust Belt trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng lại gây khó khăn cho Trump với các công ty và các nhà lãnh đạo địa phương ở phía Nam.

Các bang phía Nam đã bỏ phiếu cho Trump, nhưng họ cũng đã trải qua hàng thập kỷ lôi kéo các công ty nước ngoài bằng luật lao động linh hoạt, ưu đãi về tài chính và đầu tư vào các cảng, đường xá và các cơ sở hạ tầng khác để đạt được mức đầu tư nước ngoài như hiện nay.

Sự ưu đãi và linh hoạt về chính sách đầu tư đã tạo ra các nhà máy ô tô mới từ Kentucky tới Georgia và một nhà máy của Airbus (AIR.PA) mới ở Mobile, Alabama.

Rất ít nơi có khả năng làm nổi bật khoảng cách giữa những lời tuyên bố hùng hồn của Trump và nguyện vọng của địa phương tốt hơn Spartanburg ở Nam Carolina.

Nhà sản xuất xe hơi Đức BMW (BMWG.DE) đã đầu tư 8 tỷ USD vào nhà máy lắp ráp rộng 11,15 hecta để trở thành nhà xuất khẩu xe hơi lớn nhất theo giá trị đầu tư tại Mỹ.

Thống đốc bang Nam Carolina Henry McMaster, một người ủng hộ đảng Cộng hòa và Trump, cho biết nhà sản xuất ô tô Đức đã đưa bang của ông lên bản đồ đầu tư toàn cầu.

"Sự hiện diện của công ty này đã thay đổi mọi thứ trong kế hoạch của bang", McMaster cho biết vào hôm thứ Hai 26/6 tại sự kiện ra mắt mắt mẫu xe thể thao đa dụng SUV X3 mới nhất của BMW.

Giám đốc điều hành Harald Krueger cho biết, trong 4 năm tới, nhà sản xuất xe hơi sẽ đầu tư thêm 600 triệu đô la Mỹ vào Spartanburg, tạo thêm 1.000 việc làm cho 9.000 nhân viên và chi thêm 200 triệu đô la cho đào tạo và giáo dục nhân viên.

Tuy nhiên, những thành công quá lớn thường đi kèm với nhiều rủi ro. Tháng 1/2017, kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp xe mới của BMW ở Mexico đã làm cho Trump giận dữ. Ngay trong tháng 5, tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng Đức rất "tệ" về thương mại và đang bán quá nhiều xe tại Mỹ.

Và ngay cả khi công ty nhấn mạnh sự đóng góp của công ty vào nền kinh tế Mỹ và lợi ích của tự do thương mại, thì công ty cũng chỉ còn cách đánh cược với sự bảo hiểm rủi ro bằng cách chuẩn bị tốt và đầy đủ cho một phản ứng bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty khi cần.

Bên cạnh đó, BMW đang gấp rút tái thiết các nhà máy sản xuất xe ở Nam Phi và Trung Quốc để chuẩn bị đủ năng lực lắp ráp khối lượng các mẫu xe SUV X3 nhằm mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhà máy lắp ráp Spartanburg ở Mỹ.

Oliver Zipse, thành viên hội đồng quản trị của BMW, chịu trách nhiệm sản xuất, nói với Reuters: "Chúng tôi đã gây dựng được dấu ấn đặc biệt tại đây nhưng chúng tôi đủ linh hoạt để ứng phó mọi tình huống. Chúng tôi sẽ lắp ráp X3 không chỉ ở Spartanburg, chúng tôi sẽ chia một phần sang Nam Phi và sau đó đến Trung Quốc , Vì vậy chúng tôi sẽ luôn có sự linh hoạt về địa điểm lắp ráp ô tô, bảo đảm tiến độ số lượng ở nhiều nơi khác nhau".

"Nếu có chuyện xảy ra ở cấp độ chính trị, điều mà chúng ta không lường trước được, chúng ta sẽ luôn có những giải pháp linh hoạt".

Người đứng đầu cơ quan hành chính của Trump đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với các khoản đầu tư của nước ngoài và Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross, người đã phát biểu tại lễ khai trương nhà máy mới của Samsung Electronics (005930.KS) tại Nam Carolina, cho biết các dự án này cho thấy rằng "Mỹ sẽ trở thành một điểm đến mạnh mẽ của các doanh nghiệp toàn cầu muốn tìm kiếm sự phát triển. "

Sự phát triển của các bang miền Nam Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều thành công của Các đơn vị quản lý cảng biển và các thành phố đã đầu tư rất lớn xây dựng các kênh và bến với các chuyến hàng đến và đi từ Trung Quốc và Mexico.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đảng viên đảng Cộng hòa từ Nam Carolina, người thường xuyên đụng độ với Trump, nói rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ làm suy yếu những thành tựu đó và làm tổn thương các công nhân Mỹ.

"Thỏa thuận một hiệp định thương mại với châu Âu, hiện đại hóa NAFTA, đừng phá nát nó", Graham nói với Reuters tại nhà máy BMW. "Chúng ta đang đi sai hướng, chúng ta cần nhiều hiệp định thương mại hơn nữa"

Graham cũng lưu ý rằng những cạnh tranh về chi phí sản xuất thấp từ Trung Quốc và Mexico đã phá hủy ngành công nghiệp dệt may của Nam Carolina và cách Bang tái cơ cấu mình trở là trung tâm sản xuất, đưa những nhà đầu tư trọng điểm tới như BMW hay nhà sản xuất lốp hàng đầu của Pháp Michelin (MICP.PA).

Thành phố cảng ồn ào, Charleston cũng đã có một câu chuyện tương tự để kể. Khi căn cứ hải quân khổng lồ đóng cửa trong những năm 1990 xóa sạch 20.000 việc làm, các quan chức địa phương đã làm việc để đưa các nhà sản xuất nước ngoài, hiện đang sử dụng khoảng 10.000 nhân công trong ba quận quanh thành phố và nhiều đơn vị khác nữa tới.

Mercedes-Benz, một nhánh của Daimler AG (DAIGn.DE), đang bổ sung 1.300 việc làm để Hãng có thể sản xuất đủ chi tiết mẫu Sprinter van tại đây chứ không chỉ đơn thuần lắp ráp xe với các bộ phận nhập khẩu, điều này cũng có nghĩa là tạo cơ hội kinh doanh nhiều hơn cho các nhà cung cấp địa phương.

Tương tự như vậy, Volvo Car Group, một bộ phận của Tập đoàn Trung Quốc Geely [GEELY.UL], sẽ khai trương nhà máy lắp ráp xe đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ vào năm tới với mục tiêu thu hút lực lượng lao động tới con số 2.000 người.

Các quan chức địa phương mong đợi nhiều việc làm và đầu tư hơn, nhưng lo lắng rằng một số tuyên bố chính trị của chính quyền Trump có thể tạo những ảnh hưởng không tốt.

Claire Gibbons, Giám đốc tiếp thị toàn cầu tại Liên minh Phát triển khu vực Charleston, cho biết các mức thuế mới đề xuất, các quy tắc nhập cư cứng rắn hơn và các bài đánh giá chặt chẽ hơn về các dự án đầu tư nước ngoài sẽ là "kịch bản ngày tận thế" cho khu vực.

"Đây là cơ hội giáo dục cho tất cả chúng ta, vì những người đưa ra những quyết định không hiểu được những hậu quả", Claire Gibbons kết luận.

Theo Báo Tiền Phong/Reuters