Thành lập cộng đồng kinh tế Asean 2015: Lao động dễ kiếm việc có lương và năng suất cao hơn
(Dân trí) - “Khi thành lập Cộng đồng kinh tế Asean, lao động Việt Nam dễ di chuyển tìm việc với thu nhập, năng suất cao hơn tại Singapore, Thái Lan, Malaysia…Trước mắt, lao động thuộc 8 ngành nghề trong Asean được di chuyển và chỉ chiếm 1% phần trăm trong tổng lực lượng lao động cả khối”.
Ông Phú Huỳnh - Chuyên gia kinh tế lao động thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khu vực Châu Á Thái Bình Dương - chia sẻ bên lề Tọa đàm “Đối thoại chính sách quốc gia cộng đồng Asean 2015” do Bộ LĐ-TB&XH, Tổ chức Lɡo động quốc tế và Ngân hàng ADB tổ chức sáng 4/9 tại Hà Nội.
Thưa ông, nhiều chuyên gia cho rằng sau thời điểm 31/12/2015, khi Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) thành lập, lao động VN sẽ có nguy cơ thua ngay trên “sân nhà” doȠsự đổ bộ của lao động nước ngoài có kỹ năng, tiếng Anh tốt?
- Theo tôi tìm hiểu, các nước Asean mới chỉ cho phép lao động thuộc 8 ngành (kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch) được ɱuyền di chuyển tìm việc làm, sau khi AEC hình thành.
Ước tính ban đầu, nhóm này chỉ thu hút 1 % tổng số lực lượng lao động.
Do đó, số lao động có tay nghề cao và tận dụng cơ hội này để di chuyển qua biên giới để sang làm việc ở nước khác sẽ không nhiều.
Về phía lao động Việt Nam, những người có tay nghề cao và tiếng Anh tốt có cơ hội để tìm cơ hội việc làm tại Xingapore, Thái Lan và Malaysia với thu nhập, năng suất lao động cao hơn.
ȍTất nhiên, khi di chuyển sẽ gặp rào cản ngôn ngữ. Nhưng các năm gần đây, chúng tôi đánh giá lao động Việt Nam có cải thiện ít nhiều về khả năng sử dụng có tiếng Anh.
Trong khi đó, lao động nước ngoài có kỹ năng nghềȠtới làm việc tại các nước trong Asean cũng cần phải biết ngôn ngữ bản địa. Người nước ngoài tới VN cũng phải biết tiếng Việt. Đó cũng là rào cản cạnh tranh.
Bởi vậy, khi xem xét việc cạnh tranh lao động VN với các nước khu vực. Chúɮg ta không nên nhìn 1 chiều về chuyện thua trên sân nhà hay không.
Chúng ta nên nhìn nhận đây là cơ hội để lao động Việt Nam tận dụng và di chuyển sang nước khác có cơ hội cao hơn.Năng suất lao động của người lao động Việt Nam đang bị cho là điểm yếu trong quá trình cạnh tranh ɶới lao động các nước trong khu vực, ý kiến ông về điều này ra sao?
- Năng suất và kỹ năng của lao động Việt Nam đang ở mức trung bình của khối Asean. Năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn lao động tại Lào và Campuchia; ɴiệm cận các nước Indonexia và Philipin; thấp hơn Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Phát triển kỹ năng và cải thiện việc đào tạo nghề sẽ là một trong những nhân tố giúp nâng cao năng suất lao động, giúp lao động chuẩn bị sẵn sàng choȠviệc hội nhập AEC.
Nhưng tăng năng suất lao động không chỉ là việc của riêng người lao động. Năng suất lao động chỉ có thể được cải thiện khi Chính phủ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị.
Chính phủ cần nắm bắt xem khu vực tư nhân có nhu cầu cần gì và tạo sự đổi mới cũng như xây dựng môi trường thông thoáng trong sự hợp tác.
Nếu gây dựng được những nền tảng ấy, năng suất lao động có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 so với mốc năm 2010.
Ông Phú Huỳnh - Chuyên gia kinh tế lao động thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khu vực Châu Á Thái Bình Dương: “Ban Thư ký Hiệp hội Asean đang trao đổi với các ɮước thành viên để mở rộng sang các nghề có kỹ năng nghề trung bình. Về lâu dài, lao động Việt Nam và các nước Asean sẽ hưởng lợi nhiều hơn. Đây cũng là khuyến nghị của ILO”. |
- Khi tham gia AEC, chỉ số GDP của Việt Nam có thể tăng lên 14,5%, tăng trưởng việc làm lên 10,5 %...
Tuy nhiên sự tác động không đồng đều nên Việt Nam cần tập trung đầu tư hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp để giúp số đông cùng hưởng lợi.
Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cần căng cường phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở cấp trungȠhọc. Qua đó giúp nguồn nhân lực có thể tận dụng được những lợi ích của AEC đem lại.
Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam nên nâng cao chất lượng và năng suất lao động của việc làm thuộc ngành nông nghiệp, ngành dệt may.
<ɰ>Cuối cùng cần củng cố hệ thống thương lượng tập thể. Điều này giúp cải thiện quan hệ lao động hài hòa và góp phần đảm bảo rằng những lợi ích từ hội nhập AEC.- Xin cảm ơn ông.
Hoàng Mạɮh (thực hiện)