Suy giảm khả năng lao động nhận lương hưu ra sao?
(Dân trí) - Theo thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động bị suy giảm khả năng lao động, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau.
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành.
Đối tượng áp dụng của quy định trên là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, đối tượng áp dụng của NĐ 59 còn là người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.
H.M