1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

TPHCM:

Sinh viên vào vai "ông Đồ" kiếm tiền tiêu Tết

Xuân Hinh Nam Thái

(Dân trí) - Hàng chục sinh viên hóa thân thành những "ông Đồ" trẻ để "bán chữ" thư pháp với mức thu nhập khoảng 1 triệu đồng mỗi ngày.

Sinh viên "bán chữ" kiếm tiền tiêu Tết.
Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 1

Những ngày giáp Tết, phố "ông Đồ" tại Nhà Văn hóa Thanh Niên (quận 1, TPHCM) luôn tấp nập người dân đến xin chữ về trang trí Tết. Những "ông Đồ, bà Đồ" trẻ trong bộ áo dài khăn đóng ngồi cặm cụi thảo từng nét chữ theo ý muốn của người dân. 

Những "ông Đồ, bà Đồ" hầu hết là các bạn sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. Mỗi dịp cuối năm, các bạn sinh viên sẽ tập trung về Nhà văn hóa Thanh Niên để kiếm thêm thu nhập. 

Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 2

Đa số ông Đồ tại đây là các bạn trẻ và sinh viên của các trường Mỹ thuật, Kiến thúc có niềm đam mê với thư pháp

Bạn Nguyễn Hoài Vân, sinh viên năm 2 của trường Đại học Mỹ thuật TPHCM đã 2 năm liền làm nghề "bán chữ" dịp Tết. Số tiền mỗi dịp Tết kiếm được Vân dùng để lo cho gia đình và để dành đóng học phí.

Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 3

Bạn Nguyễn Hoài Vân, sinh viên năm 2 của trường Đại học Mỹ thuật TPHCM cho biết, đây là năm thứ 3 tham gia phố ông đồ.

"Em học thư pháp từ năm 14 tuổi. Những nét vẽ "rồng bay phượng múa" có sức cuốn hút bởi em thấy rèn chữ thư pháp cũng là cách rèn tính người. Khi viết ra những lời hay ý đẹp mình sẽ cảm nhận và học theo điều đó. Tới đây, em viết chữ bán không chỉ có thêm thu nhập mà cái chính được chia sẻ cái đẹp cho đời", Vân bộc bạch.

Theo Vân, những chữ thư pháp không chỉ viết trên "mực tàu giấy đỏ" mà còn viết trên nhiều chất liệu khác nhau như: Liễn, biểu, vải, gỗ, màn tre hay trên món đồ lưu niệm. Giá bức thư pháp từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 4

Vân cho biết, bản thân học thư pháp từ năm 14 tuổi. 

"Các "ông đồ" trẻ ra đây bán chữ để kiếm thêm thu nhập mùa Tết. Một mức thu nhập của công việc này khá cao và không phải lúc nào cũng có thể kiếm được. Số tiền kiếm được đủ để tụi em lo chi phí Tết cho gia đình và học phí cho học kỳ tới", Hoài Vân tâm sự thêm.

Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 5

Dịp cuối năm, Vân vừa "bán chữ" vừa thể hiện cái đẹp của thư pháp. 

Vân cho biết, so với những năm trước thì lượng khách tại phố "ông Đồ" đã giảm đi hơn một nửa. Do vậy, mức thu nhập của các "ông Đồ, bà Đồ" đều giảm khoảng 50%. Một số gian hàng ít khách có thể giảm tới 90% thu nhập.

"Dịch Covid-19 khiến lượng khách giảm nhưng chi phí mặt bằng và vật dụng lại tăng cao. Do đó để có thể lợi nhuận vài chục triệu đồng như mọi năm là rất khó. Có thể một vài gian hàng chỉ đủ vốn đầu tư thuê gian hàng và chi phí thôi", Vân cho hay. 

Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 6

 Vân Tranh thủ những lúc vắng khách để ăn uống bổ sung năng lượng.

Cũng giống như Vân, bạn Phạm Bá Long, sinh viên năm 3 của trường Đại học Kiến trúc TPHCM cho biết, số tiền từ việc tặng chữ bị giảm hơn 30% so với năm trước. So với mọi năm, Long có thể kiếm số tiền từ 10 -12 triệu đồng/ tuần, còn năm nay thì chỉ còn có thể kiếm được 5 - 6 triệu đồng/ tuần.

Sinh viên vào vai ông Đồ kiếm tiền tiêu Tết - 7

Nhờ sự xinh đẹp nên gian hàng của "bà Đồ" trẻ thu hút nhiều người tham quan.