Quốc hội chốt phương án tăng lương cơ sở 2017 ở mức 7%

Theo Nghị quyết, trong 5 năm tới, Quốc hội yêu cầu điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Căn cứ tình hình thực tế, mức điều chỉnh cụ thể sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm.

Quốc hội chốt phương án tăng lương cơ sở 2017 ở mức 7% - 1

Với 86,64% tổng số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, trong đó nêu rõ mục tiêu tăng lương cơ sở khoảng 7%/năm.

Theo Nghị quyết, trong 5 năm tới, Quốc hội yêu cầu điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Căn cứ tình hình thực tế, mức điều chỉnh cụ thể sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm.

Trước đó, vào ngày 2/8, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương năm 2017 để trình Chính phủ với mức đề xuất tăng chỉ 7,3%, tức 213.000 đồng.

Được biết, phía đại diện chủ sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ban đầu vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 ở mức 4,5-5% như đề xuất trước đó tại phiên họp thứ nhất ở Hải Phòng. Tuy nhiên, VCCI sau đó đã chấp nhận “nhích” lên một chút là đề xuất tăng lương ở mức 6%.

Về phía đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sau khi tính toán, trong đó có sự chia sẻ với phía doanh nghiệp, đã tạm hạ mức đề xuất tăng lương xuống còn 10%, so với mức đề xuất tăng 11,11% trước đó.

Nghị quyết cũng đề xuất: giai đoạn 2016-2020, trong chi ngân sách, phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo; 2% tổng chi ngân sách cho khoa học công nghệ…

Thêm vào đó, Quốc hội đặc biệt lưu ý đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu thuế, giảm mạnh nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, hạn chế tối đa việc đề ra các chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước.

Theo Hồ Hường/Báo Diễn đàn Doanh nghiệp