Quản lý kiểu Nhật Bản
Đích thân nhặt từng cọng rác, bưng bê đồ đạc, ngồi ăn cùng công nhân...cách hành xử của các quản lý người Nhật Bản đã khiến người lao động nể phục.
Trong một buổi tuyên truyền về chính sách pháp luật cho công nhân (CN) Công ty Furushima (đăng ký kinh doanh tại quận 1, TP HCM; có nhà xưởng tại KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) mới đây, ông Koji Yamada, tổng giám đốc công ty, phụ bưng bê đồ đạc ra xe cùng chúng tôi.
Trước sự ái ngại của mọi người, ông cười xòa: “Ở công ty ai cũng có việc, hiện tôi là người rảnh rỗi nhất, tôi phụ giúp một tay là lẽ đương nhiên”.
Xây dựng ngôi nhà chung
Càng tiếp xúc với ông Koji Yamada, chúng tôi càng ngạc nhiên vì cách hành xử “kỳ lạ” của ông. Nhiều CN nơi đây cho biết khi thấy rác ở công ty, mọi người tưởng đâu ông sẽ quát tháo ầm ĩ, gọi lao công đến dọn dẹp.
Thế nhưng, ông không làm vậy mà lẳng lặng nhặt bỏ vào thùng rác. Đến bữa ăn, ông không có khẩu phần riêng hay ngồi một bàn riêng mà vẫn là phần ăn giống CN, ngồi ăn vui vẻ cùng mọi người. Trong bữa ăn, ông còn tranh thủ trò chuyện, thăm hỏi công việc, gia đình của CN.
Mới đây, công ty mất một chiếc ví trị giá khoảng 14 triệu đồng (hàng công ty nhận kiểm tra chất lượng), tất cả CN đều phải ở lại và tổng giám đốc ngồi trong phòng chờ người lấy cắp tự mang đến trả.
Trong khi chờ đợi, nhiều CN bức xúc, đề nghị gọi công an đến làm việc để tìm cho ra kẻ cắp nhưng ông Koji Yamada cho biết: “Tôi không muốn mời công an vì nếu bị truy ra thì người lấy cắp sẽ khổ cả đời. Tôi không muốn CN mình bị như vậy”.
Thật bất ngờ, đến 21 giờ, một giọng nam gọi điện thoại cho chủ tịch Công đoàn công ty thông báo vị trí đặt chiếc ví. Công ty cho bảo vệ ra tìm và thấy đúng là có chiếc ví đặt ở cổng. Sau khi chiếc ví được hoàn trả, ông Koji Yamada đã xin lỗi toàn thể CN và trong thời gian ở lại, họ được công ty trả lương 2 giờ như tăng ca.
“Cách ứng xử thấu tình đạt lý của tổng giám đốc khiến chúng tôi rất nể phục” - CN Trần Thị Hoa khẳng định. Còn ông Koji Yamada cho biết: “Tôi muốn mỗi CN đều xem công ty là nhà và xây dựng cho ngôi nhà chung bằng tất cả nhiệt huyết của mình”.
Trưởng phòng đi nhặt rác
Buổi sáng ở KCX Tân Thuận (TP HCM), CN thường ăn sáng dọc theo các con đường hoặc trước cổng công ty. Sau khi ăn xong, nhiều CN đứng lên bỏ lại sau lưng họ rất nhiều bao ni-lông, hộp giấy...
Ngay khi CN rời đi, một người đàn ông cẩn thận dùng chiếc kẹp sắt và một cái ki nhựa đi nhặt từng chiếc lá, bao ni-lông, mảnh giấy... trước cổng Công ty Sankei (100% vốn Nhật Bản) bỏ vào thùng rác. Người đàn ông đó là ông Takahata Koji, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Sankei.
Đầu tiên, thấy CN công ty mình và các công ty bên cạnh vứt rác bừa bãi, ông Takahata Koji làm những chiếc bảng cắm trước cổng công ty “Xin đừng vứt rác khu vực này”, “Vui lòng vứt rác vào thùng rác công ty bạn”. Mọi việc vẫn không có gì thay đổi. Thấy vậy, ông đích thân đi nhặt rác vào mỗi buổi sáng.
Nhiều CN cho biết ông Takahata Koji không chỉ sạch sẽ mà còn vô cùng khó tính. Khi thấy CN vứt rác, ông đuổi theo bằng được, yêu cầu họ nhặt bỏ vào thùng. Ông nói: “Tuyên truyền, thông báo cũng không bằng mình xắn tay vào làm. Khi mình làm, CN thấy được sẽ có ý thức về việc này”. Nhìn hình ảnh trưởng phòng cặm cụi nhặt từng mảnh rác, nhiều CN e ngại không dám vứt rác bừa bãi nữa mà mang bỏ đúng nơi quy định.
Trước sự ái ngại của mọi người, ông cười xòa: “Ở công ty ai cũng có việc, hiện tôi là người rảnh rỗi nhất, tôi phụ giúp một tay là lẽ đương nhiên”.
Xây dựng ngôi nhà chung
Càng tiếp xúc với ông Koji Yamada, chúng tôi càng ngạc nhiên vì cách hành xử “kỳ lạ” của ông. Nhiều CN nơi đây cho biết khi thấy rác ở công ty, mọi người tưởng đâu ông sẽ quát tháo ầm ĩ, gọi lao công đến dọn dẹp.
Thế nhưng, ông không làm vậy mà lẳng lặng nhặt bỏ vào thùng rác. Đến bữa ăn, ông không có khẩu phần riêng hay ngồi một bàn riêng mà vẫn là phần ăn giống CN, ngồi ăn vui vẻ cùng mọi người. Trong bữa ăn, ông còn tranh thủ trò chuyện, thăm hỏi công việc, gia đình của CN.
Ông Koji Yamada, Tổng Giám đốc Công ty Furushima, cùng cắt dưa hấu với công nhân vào ngày Tết
Mới đây, công ty mất một chiếc ví trị giá khoảng 14 triệu đồng (hàng công ty nhận kiểm tra chất lượng), tất cả CN đều phải ở lại và tổng giám đốc ngồi trong phòng chờ người lấy cắp tự mang đến trả.
Trong khi chờ đợi, nhiều CN bức xúc, đề nghị gọi công an đến làm việc để tìm cho ra kẻ cắp nhưng ông Koji Yamada cho biết: “Tôi không muốn mời công an vì nếu bị truy ra thì người lấy cắp sẽ khổ cả đời. Tôi không muốn CN mình bị như vậy”.
Thật bất ngờ, đến 21 giờ, một giọng nam gọi điện thoại cho chủ tịch Công đoàn công ty thông báo vị trí đặt chiếc ví. Công ty cho bảo vệ ra tìm và thấy đúng là có chiếc ví đặt ở cổng. Sau khi chiếc ví được hoàn trả, ông Koji Yamada đã xin lỗi toàn thể CN và trong thời gian ở lại, họ được công ty trả lương 2 giờ như tăng ca.
“Cách ứng xử thấu tình đạt lý của tổng giám đốc khiến chúng tôi rất nể phục” - CN Trần Thị Hoa khẳng định. Còn ông Koji Yamada cho biết: “Tôi muốn mỗi CN đều xem công ty là nhà và xây dựng cho ngôi nhà chung bằng tất cả nhiệt huyết của mình”.
Trưởng phòng đi nhặt rác
Buổi sáng ở KCX Tân Thuận (TP HCM), CN thường ăn sáng dọc theo các con đường hoặc trước cổng công ty. Sau khi ăn xong, nhiều CN đứng lên bỏ lại sau lưng họ rất nhiều bao ni-lông, hộp giấy...
Ngay khi CN rời đi, một người đàn ông cẩn thận dùng chiếc kẹp sắt và một cái ki nhựa đi nhặt từng chiếc lá, bao ni-lông, mảnh giấy... trước cổng Công ty Sankei (100% vốn Nhật Bản) bỏ vào thùng rác. Người đàn ông đó là ông Takahata Koji, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Sankei.
Đầu tiên, thấy CN công ty mình và các công ty bên cạnh vứt rác bừa bãi, ông Takahata Koji làm những chiếc bảng cắm trước cổng công ty “Xin đừng vứt rác khu vực này”, “Vui lòng vứt rác vào thùng rác công ty bạn”. Mọi việc vẫn không có gì thay đổi. Thấy vậy, ông đích thân đi nhặt rác vào mỗi buổi sáng.
Nhiều CN cho biết ông Takahata Koji không chỉ sạch sẽ mà còn vô cùng khó tính. Khi thấy CN vứt rác, ông đuổi theo bằng được, yêu cầu họ nhặt bỏ vào thùng. Ông nói: “Tuyên truyền, thông báo cũng không bằng mình xắn tay vào làm. Khi mình làm, CN thấy được sẽ có ý thức về việc này”. Nhìn hình ảnh trưởng phòng cặm cụi nhặt từng mảnh rác, nhiều CN e ngại không dám vứt rác bừa bãi nữa mà mang bỏ đúng nơi quy định.
Theo Báo Người lao động