Phú Thọ khởi tố đối tượng đưa người đi xuất khẩu lao động chui ở Cộng hòa Síp
Báo Lao Động & Đời sống từng đăng loạt bài điều tra: “Lật tẩy đường dây đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp”. Mới đây, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tống đạt lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Trần Thị Thắng (SN 1960), cùng con trai là Nguyễn Mạnh Cường (hiện Cường vẫn đang ở Cộng hòa Síp).
Hai đối tượng trên có hộ khẩu thường trú tại khu 1, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Bài học cảnh giác
Hành vi của mẹ con bà Trần Thị Thắng bị người dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ làm đơn tố cáo: “Đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp thu lợi bất chính hàng tỉ đồng”. Sau đó, phóng viên đã vào cuộc tìm hiểu, đồng thời vạch trần thủ đoạn của mẹ con bà Thắng cùng những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tổ chức người đi lao động nước ngoài khi không có chức năng.
Hàng chục gia đình bị mẹ con bà Thắng lừa bằng lời hứa ngon ngọt sang lao động tại Cộng hòa Síp với mức lương hấp dẫn, nhưng thực tế hoàn toàn không như những gì mẹ con bà Thắng đã hứa hẹn. Hầu hết trong số họ đều là người thân tín, anh em họ hàng trong gia đình và nhất là bà Thắng - người có thời gian 10 năm làm Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn - nên các nạn nhân đã tin tưởng giao nộp tiền.
Chính vì nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật nên mặc dù không có hợp đồng lao động, hộ chiếu cũng chỉ là hộ chiếu du lịch, nhưng những lao động vẫn làm thủ tục bay sang Cộng hòa Síp theo sự sắp xếp của mẹ con bà Thắng. Trong thời gian này, bà Thắng cùng con trai đã đưa trót lọt 11 người lao động sang Cộng hòa Síp.
Chị Vũ Thị Hồng Hạnh (SN 1982, một trong những nạn nhân) cho biết: “Thu nhập và điều kiện làm việc tại Cộng hòa Sip không như những gì mà bà Thắng và Cường từng nói, người lao động không được ký hợp đồng lao động, không được trả lương. Nhiều trường hợp đã phải ra trình diện với cơ quan công an nước sở tại hoặc tìm cách liên hệ với gia đình, người thân ở trong nước nhờ can thiệp bằng con đường ngoại giao để được trở về nước”. Sau khi báo chí vào cuộc, màn kịch “lừa đảo” của mẹ con bà Thắng mới bắt đầu lộ tẩy. Ông Nguyễn Công Lộc (50 tuổi, bố của anh Nguyễn Văn Thuận, ở khu I) cho biết: “Nhà tôi và nhà bà Thắng có họ hàng với nhau, hơn nữa, bà ấy lại có 10 năm làm chủ tịch xã, chính vì thế tôi đã yên tâm vay mượn đủ 120 triệu đồng để bà ấy lo cho con tôi đi lao động ở Síp”.
Sau loạt bài “Lật tẩy đường dây đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp”, ngày 6.4, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1101/UBND-VX3 về việc tiếp tục chỉ đạo xử lý vụ việc người lao động bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau:
Công an tỉnh cung cấp chính xác danh sách số người bị hại trong vụ việc nói trên cho Sở LĐTBXH. Phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các cá nhân, tổ chức trong việc tổ chức đưa người lao động đi lao động bất hợp pháp ở Cộng hòa Síp, đồng thời thu hồi kinh phí trả lại cho người bị hại.
Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nắm chắc danh sách các công dân hiện còn đang lao động tại Cộng hòa Síp, nếu họ gặp khó khăn và có nhu cầu trở về nước thì đề nghị với Bộ Ngoại giao có biện pháp giúp đỡ đưa họ trở về nước an toàn.
Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trực tiếp phối hợp với UBND huyện Lâm Thao để chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn và các cơ quan liên quan. Tổ chức hội nghị trực tiếp tư vấn cho các lao động trong vụ việc bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp của xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao và các lao động ngoài xã Thạch Sơn nhưng cũng bị bà Trần Thị Thắng nhận tiền để đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp.
Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện Lâm Thao chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTBXH, UBND xã Thạch Sơn trực tiếp làm việc với các lao động để tư vấn học nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Lưới thưa nhưng khó lọt
Ngày 8.5, sau khi vào cuộc điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với mẹ con bà Trần Thị Thắng và con trai Nguyễn Mạnh Cường (hiện Cường vẫn đang ở Cộng hòa Síp) về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Theo tài liệu của cơ quan công an, trong khoảng thời gian từ tháng 4.2014 đến tháng 10.2014, bà Trần Thị Thắng đã nhận số tiền khoảng 2,6 tỉ đồng của 29 người với lời hứa đưa họ sang Cộng hòa Síp lao động, trong đó có 11 trường hợp đã xuất cảnh. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Cộng hòa Síp, họ mới biết mình bị lừa không phải đi XKLĐ mà thực chất là lao động khổ sai. Thế nhưng, những lần trước đó, khi được cơ quan chức năng triệu tập, bà Thắng vẫn một mực cho rằng, trong sự việc này mẹ con bà chỉ là muốn giúp đỡ mọi người!?
Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan. Ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng Công an xã Thạch Sơn - trao đổi với chúng tôi: “Trước những chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã chính thức khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Qua vụ việc này, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân, nếu có ý định đi xuất khẩu lao động cần tìm đến đơn bị, tổ chức có chức năng để được tư vấn”.
Ngay sau khi biết tin bà Thắng bị khởi tố, bắt tạm giam, những nạn nhân ở xã Thạch Sơn đã bày tỏ sự vui mừng, gửi lời cảm ơn Báo Lao Động và Đời sống đã đồng hành cùng người lao động, phản ánh kịp thời, khách quan vụ việc. Mọi người cũng mong rằng, đối tượng phải được xử lý nghiêm trước pháp luật và khắc phục hậu quả bằng việc trả lại số tiền để cuộc sống người bị hại không rơi vào cảnh nợ nần.
Theo luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, hành vi này của mẹ con bà Thắng có dấu hiệu của “Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự, theo quy định của điều luật này thì: “Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”.
Đối tượng Trần Thị Thắng.
Bài học cảnh giác
Hành vi của mẹ con bà Trần Thị Thắng bị người dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ làm đơn tố cáo: “Đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp thu lợi bất chính hàng tỉ đồng”. Sau đó, phóng viên đã vào cuộc tìm hiểu, đồng thời vạch trần thủ đoạn của mẹ con bà Thắng cùng những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tổ chức người đi lao động nước ngoài khi không có chức năng.
Hàng chục gia đình bị mẹ con bà Thắng lừa bằng lời hứa ngon ngọt sang lao động tại Cộng hòa Síp với mức lương hấp dẫn, nhưng thực tế hoàn toàn không như những gì mẹ con bà Thắng đã hứa hẹn. Hầu hết trong số họ đều là người thân tín, anh em họ hàng trong gia đình và nhất là bà Thắng - người có thời gian 10 năm làm Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn - nên các nạn nhân đã tin tưởng giao nộp tiền.
Chính vì nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật nên mặc dù không có hợp đồng lao động, hộ chiếu cũng chỉ là hộ chiếu du lịch, nhưng những lao động vẫn làm thủ tục bay sang Cộng hòa Síp theo sự sắp xếp của mẹ con bà Thắng. Trong thời gian này, bà Thắng cùng con trai đã đưa trót lọt 11 người lao động sang Cộng hòa Síp.
Chị Vũ Thị Hồng Hạnh (SN 1982, một trong những nạn nhân) cho biết: “Thu nhập và điều kiện làm việc tại Cộng hòa Sip không như những gì mà bà Thắng và Cường từng nói, người lao động không được ký hợp đồng lao động, không được trả lương. Nhiều trường hợp đã phải ra trình diện với cơ quan công an nước sở tại hoặc tìm cách liên hệ với gia đình, người thân ở trong nước nhờ can thiệp bằng con đường ngoại giao để được trở về nước”. Sau khi báo chí vào cuộc, màn kịch “lừa đảo” của mẹ con bà Thắng mới bắt đầu lộ tẩy. Ông Nguyễn Công Lộc (50 tuổi, bố của anh Nguyễn Văn Thuận, ở khu I) cho biết: “Nhà tôi và nhà bà Thắng có họ hàng với nhau, hơn nữa, bà ấy lại có 10 năm làm chủ tịch xã, chính vì thế tôi đã yên tâm vay mượn đủ 120 triệu đồng để bà ấy lo cho con tôi đi lao động ở Síp”.
Sau loạt bài “Lật tẩy đường dây đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp”, ngày 6.4, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1101/UBND-VX3 về việc tiếp tục chỉ đạo xử lý vụ việc người lao động bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau:
Công an tỉnh cung cấp chính xác danh sách số người bị hại trong vụ việc nói trên cho Sở LĐTBXH. Phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các cá nhân, tổ chức trong việc tổ chức đưa người lao động đi lao động bất hợp pháp ở Cộng hòa Síp, đồng thời thu hồi kinh phí trả lại cho người bị hại.
Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nắm chắc danh sách các công dân hiện còn đang lao động tại Cộng hòa Síp, nếu họ gặp khó khăn và có nhu cầu trở về nước thì đề nghị với Bộ Ngoại giao có biện pháp giúp đỡ đưa họ trở về nước an toàn.
Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trực tiếp phối hợp với UBND huyện Lâm Thao để chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn và các cơ quan liên quan. Tổ chức hội nghị trực tiếp tư vấn cho các lao động trong vụ việc bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp của xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao và các lao động ngoài xã Thạch Sơn nhưng cũng bị bà Trần Thị Thắng nhận tiền để đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp.
Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện Lâm Thao chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTBXH, UBND xã Thạch Sơn trực tiếp làm việc với các lao động để tư vấn học nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các gia đình nạn nhân tố cáo hành vi của mẹ con bà Thắng với PV.
Lưới thưa nhưng khó lọt
Ngày 8.5, sau khi vào cuộc điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với mẹ con bà Trần Thị Thắng và con trai Nguyễn Mạnh Cường (hiện Cường vẫn đang ở Cộng hòa Síp) về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Theo tài liệu của cơ quan công an, trong khoảng thời gian từ tháng 4.2014 đến tháng 10.2014, bà Trần Thị Thắng đã nhận số tiền khoảng 2,6 tỉ đồng của 29 người với lời hứa đưa họ sang Cộng hòa Síp lao động, trong đó có 11 trường hợp đã xuất cảnh. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Cộng hòa Síp, họ mới biết mình bị lừa không phải đi XKLĐ mà thực chất là lao động khổ sai. Thế nhưng, những lần trước đó, khi được cơ quan chức năng triệu tập, bà Thắng vẫn một mực cho rằng, trong sự việc này mẹ con bà chỉ là muốn giúp đỡ mọi người!?
Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan. Ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng Công an xã Thạch Sơn - trao đổi với chúng tôi: “Trước những chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã chính thức khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Qua vụ việc này, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân, nếu có ý định đi xuất khẩu lao động cần tìm đến đơn bị, tổ chức có chức năng để được tư vấn”.
Ngay sau khi biết tin bà Thắng bị khởi tố, bắt tạm giam, những nạn nhân ở xã Thạch Sơn đã bày tỏ sự vui mừng, gửi lời cảm ơn Báo Lao Động và Đời sống đã đồng hành cùng người lao động, phản ánh kịp thời, khách quan vụ việc. Mọi người cũng mong rằng, đối tượng phải được xử lý nghiêm trước pháp luật và khắc phục hậu quả bằng việc trả lại số tiền để cuộc sống người bị hại không rơi vào cảnh nợ nần.
Theo luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, hành vi này của mẹ con bà Thắng có dấu hiệu của “Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự, theo quy định của điều luật này thì: “Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”.
Theo Laodong.com.vn