Nuôi ngựa bạch sắm nhà lầu, xe hơi ở Thái Nguyên
Nhiều năm trở lại đây, người dân làng Phẩm (Thái Nguyên) trở nên giàu có tậu được nhà, xe hơi...
Các hộ dân làng Phẩm nuôi ngựa từ những năm 1990, ban đầu chỉ nuôi ngựa đỏ, ngựa đen để phục vụ kéo xe thồ. Sau đó thấy ngựa bạch có hiệu quả kinh tế cao hơn nên họ quyết định chuyển sang nuôi ngựa bạch.
Anh Dương Xuân Trường - Chủ cơ sở sản xuất cao ngựa bạch chia sẻ: Một con ngựa bạch tốt thì những bộ phận quan trọng của con ngựa được cấu tạo theo nguyên lý như: mắt tây, mõm hồng, móng màu trắng ngà.
Con ngựa bạch tốt có mắt tây, màu xanh trắng.
Mõm ngựa bạch có màu hồng, thân hình cân đối, lông mượt và có màu trắng...
Phần bẹn cũng có màu hồng.
Con ngựa bạch này được anh Trường chọn mua từ trên Cao Bằng về. Trước khi ghép đàn ngựa được tiêm phòng đầy đủ tránh lây nhiễm bệnh chuyển vùng. Cũng theo anh Cường giống ngựa bạch có sức sống rất mãnh liệt nhưng nếu ai không biết cách chăm sóc thì ngựa sẽ ốm yếu và có thể chết bất cứ lúc nào.
Nhà chị Dương Thị Cúc cũng nuôi 4 con ngựa bạch ở thời điểm hiện tại, trung bình mỗi năm gia đình chị thu lãi 200-300 triệu đồng.
Chuồng ngựa lúc nào cũng phải vệ sinh sạch sẽ để tránh các dịch bệnh.
Một con ngựa bạch có thể chế biến thành nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao: Giá thịt ngựa 230.000vnđ/kg, giá giò ngựa 280.000vnđ/kg, cao ngựa bạch có giá 1.200.000vnđ/lạng.
Do không có khu đất rộng để chăn thả ngựa nên người dân Làng Phẩm vẫn chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ và họ cũng mong muốn chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ bà con để quy mô nuôi ngựa bạch của người dân được nhân giống rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Theo Báo Lao động