1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Ninh Bình: Nông dân đan bèo tây xuất ngoại kiếm tiền triệu

(Dân trí) - Thân cây bèo tây (lục bình) tưởng chừng chỉ là đồ bỏ đi hoặc làm thức ăn cho động vật, tuy nhiên qua bàn tay của người nông dân Ninh Bình lại “biến” thành hàng xuất ngoại đắt giá, cho thu nhập cao.

Nghề đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng thân cây bèo tây (lục bình) xuất hiện ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) khoảng hơn 10 năm nay. Khi nghề dệt chiếu cói cũng như các mặt hàng từ cói dần mai một, người dân huyện vùng biển này tìm hướng đi mới để duy trì nghề truyền thống hàng trăm năm nay này.
Nghề đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng thân cây bèo tây (lục bình) xuất hiện ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) khoảng hơn 10 năm nay. Khi nghề dệt chiếu cói cũng như các mặt hàng từ cói dần mai một, người dân huyện vùng biển này tìm hướng đi mới để duy trì nghề truyền thống hàng trăm năm nay này.
Bèo tây là cây mọc tự nhiên phù hợp với vùng đất ven biển Kim Sơn nên phát triển nhanh và rất tốt nên thân cây rất dài. Không giống cây cói, loại cây này người dân không phải trồng hay chăm sóc, chủ yếu là khai thác ở các sông, kênh, mương nước trong vùng về bán cho người có nhu cầu mua làm hàng mỹ nghệ hoặc làm nguyên liệu cho gia đình mình. Thông thường, thân bèo tây trưởng thành dài từ 50 - 70 cm, khi được vớt về, cắt bỏ rễ, lá phơi khô thành nguyên liệu đan hàng xuất khẩu.
Bèo tây là cây mọc tự nhiên phù hợp với vùng đất ven biển Kim Sơn nên phát triển nhanh và rất tốt nên thân cây rất dài. Không giống cây cói, loại cây này người dân không phải trồng hay chăm sóc, chủ yếu là khai thác ở các sông, kênh, mương nước trong vùng về bán cho người có nhu cầu mua làm hàng mỹ nghệ hoặc làm nguyên liệu cho gia đình mình. Thông thường, thân bèo tây trưởng thành dài từ 50 - 70 cm, khi được vớt về, cắt bỏ rễ, lá phơi khô thành nguyên liệu đan hàng xuất khẩu.
Từ khi có nghề đan bèo tây xuất khẩu, nhiều việc làm liên quan đến loại cây này ở Kim Sơn cũng phát triển như nghề vớt bèo tây phơi khô để bán, nghề thu mua thân bèo khô, nghề đan bèo tây... Từ cây bèo tây, nhiều nông dân địa phương có thêm thu nhập, giải quyết được việc làm lúc nông nhàn.
Từ khi có nghề đan bèo tây xuất khẩu, nhiều việc làm liên quan đến loại cây này ở Kim Sơn cũng phát triển như nghề vớt bèo tây phơi khô để bán, nghề thu mua thân bèo khô, nghề đan bèo tây... Từ cây bèo tây, nhiều nông dân địa phương có thêm thu nhập, giải quyết được việc làm lúc nông nhàn.
Mỗi kg bèo tây khô có giá từ 15 - 20 nghìn đồng. Những người làm nghề đan bèo tây thành hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là chủ động đi vớt bèo về phơi khô sau đó đan vì nếu đi mua nguyên liệu thu nhập chẳng được là bao do phải trừ hết các chi phí. Làm nghề thủ công này chủ yếu là lấy công làm lãi, phải mua nguyên liệu thì thu nhập chẳng đáng là bao nhiêu, nhà tôi cứ đến mùa thì mỗi người một việc, người đi vớt bèo, người phơi khô, người đan, chị Hằng xã Xuân Thiện cho biết.
Mỗi kg bèo tây khô có giá từ 15 - 20 nghìn đồng. Những người làm nghề đan bèo tây thành hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là chủ động đi vớt bèo về phơi khô sau đó đan vì nếu đi mua nguyên liệu thu nhập chẳng được là bao do phải trừ hết các chi phí. "Làm nghề thủ công này chủ yếu là lấy công làm lãi, phải mua nguyên liệu thì thu nhập chẳng đáng là bao nhiêu, nhà tôi cứ đến mùa thì mỗi người một việc, người đi vớt bèo, người phơi khô, người đan", chị Hằng xã Xuân Thiện cho biết.

Những gia đình không có người vớt bèo về làm nguyên liệu được thì phải đi mua, hoặc nhận nguyên liệu từ các đại lý thu mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sau đó đem về đan hàng, khi có sản phẩm đem đến nhập và nhận tiền công làm mỗi sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà có giá khác nhau. Những người làm nghề đan bèo tây có kinh nghiệm cho hay, mỗi ngày họ cũng đan được 4 - 5 sản phẩm, trừ chi phí cũng được trên dưới 1 triệu đồng.

Những gia đình không có người vớt bèo về làm nguyên liệu được thì phải đi mua, hoặc nhận nguyên liệu từ các đại lý thu mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sau đó đem về đan hàng, khi có sản phẩm đem đến nhập và nhận tiền công làm mỗi sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà có giá khác nhau. Những người làm nghề đan bèo tây có kinh nghiệm cho hay, mỗi ngày họ cũng đan được 4 - 5 sản phẩm, trừ chi phí cũng được trên dưới 1 triệu đồng.

Chị Hoa, chủ một đại lý thu mua hàng thủ công mỹ ngệ ở Kim Sơn cho biết, các sản phẩm từ bèo tây chủ yếu xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật Bản, đây là hai thị trường rất ưa chuộng hàng thủ công do người dân Việt Nam là ra vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao lại rất thân thiện với môi trường.
Chị Hoa, chủ một đại lý thu mua hàng thủ công mỹ ngệ ở Kim Sơn cho biết, các sản phẩm từ bèo tây chủ yếu xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật Bản, đây là hai thị trường rất ưa chuộng hàng thủ công do người dân Việt Nam là ra vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao lại rất thân thiện với môi trường.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân bèo được bàn tay khéo léo của những nông dân huyện Kim Sơn làm ra chủ yếu là: Làn, giỏ, bình hoa, hộp, khay, hay bàn ghế, salon... Kỹ thuật thân bèo chủ yếu là đan hạt gạo, đan xương cá và đan mạng nhện. Tùy vào từng sản phẩm mà có cách đan khác nhau, theo chị Niên một người dân ở xã Đồng Hướng thì đan thân bèo dễ và không phức tạp như đan thân cây cói.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân bèo được bàn tay khéo léo của những nông dân huyện Kim Sơn làm ra chủ yếu là: Làn, giỏ, bình hoa, hộp, khay, hay bàn ghế, salon... Kỹ thuật thân bèo chủ yếu là đan hạt gạo, đan xương cá và đan mạng nhện. Tùy vào từng sản phẩm mà có cách đan khác nhau, theo chị Niên một người dân ở xã Đồng Hướng thì đan thân bèo dễ và không phức tạp như đan thân cây cói.
Chủ yếu các sản phẩm đan từ thân bèo tây đều có khung làm sẵn, người thợ đan chỉ việc móc nối các mối đan cho phù hợp và kín theo các mỗi khung. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng làm được công việc cần sự tỉ mỉ này. Những sẩn phẩm khó phải cần đến những người thợ khéo tay, thu nhập tiền công từ các loại sản phẩm này cũng cao hơn nhiều so với các loại sản phẩm đan dễ.
Chủ yếu các sản phẩm đan từ thân bèo tây đều có khung làm sẵn, người thợ đan chỉ việc móc nối các mối đan cho phù hợp và kín theo các mỗi khung. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng làm được công việc cần sự tỉ mỉ này. Những sẩn phẩm khó phải cần đến những người thợ khéo tay, thu nhập tiền công từ các loại sản phẩm này cũng cao hơn nhiều so với các loại sản phẩm đan dễ.
Mỗi ngày, một thợ lành nghề đan bèo tây cũng kiếm được số tiền từ 200 - 500 nghìn đồng. Những người làm siêng năng làm việc cả vào buối tối, thu nhập còn cao hơn nhiều, bình quân từ 500 đến hơn 1 triệu đồng. Nghề làm nhẹ nhàng này những năm qua giúp người nông dân tại Ninh Bình có thêm thu nhập cao mỗi tháng.
Mỗi ngày, một thợ lành nghề đan bèo tây cũng kiếm được số tiền từ 200 - 500 nghìn đồng. Những người làm siêng năng làm việc cả vào buối tối, thu nhập còn cao hơn nhiều, bình quân từ 500 đến hơn 1 triệu đồng. Nghề làm nhẹ nhàng này những năm qua giúp người nông dân tại Ninh Bình có thêm thu nhập cao mỗi tháng.
Một sản phẩm được làm ra từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người nông dân huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Những sản phẩm này đã khẳng định được thương hiệu và có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Một sản phẩm được làm ra từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người nông dân huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Những sản phẩm này đã khẳng định được thương hiệu và có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Các khung dùng để thực hiện đan sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân bèo chủ yếu được làm bằng thép, có độ cứng rắn cao. để chống bị rỉ sét, những chiếc khung này được bọc một lớp nhựa hoặc vải hay giấy bọc. Sở dĩ phải cần đến khung khi đan vì thân cầy bèo rất mềm, khi đan vào khung sẽ tạo nên sự rắn chắc, độ bền cao hơn. Tùy vào từng sản phẩm mà có loại khung khác nhau.
Các khung dùng để thực hiện đan sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân bèo chủ yếu được làm bằng thép, có độ cứng rắn cao. để chống bị rỉ sét, những chiếc khung này được bọc một lớp nhựa hoặc vải hay giấy bọc. Sở dĩ phải cần đến khung khi đan vì thân cầy bèo rất mềm, khi đan vào khung sẽ tạo nên sự rắn chắc, độ bền cao hơn. Tùy vào từng sản phẩm mà có loại khung khác nhau.
Công việc thường ngày của những người thợ đan thân bèo tây thường bắt đầu từ 6 giờ sáng. Những người làm chính bằng nghề đan này có thể đến các xưởng sản xuất hoặc nhận nguyên liệu về nhà làm sau đó đem nộp sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện Kim Sơn có trên 1.000 người làm nghề đặc biệt này, chủ yếu là phụ nữ.
Công việc thường ngày của những người thợ đan thân bèo tây thường bắt đầu từ 6 giờ sáng. Những người làm chính bằng nghề đan này có thể đến các xưởng sản xuất hoặc nhận nguyên liệu về nhà làm sau đó đem nộp sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện Kim Sơn có trên 1.000 người làm nghề đặc biệt này, chủ yếu là phụ nữ.
Mỗi chiếc khay nhỏ như thế này thời gian làm ra chỉ mất khoảng 30 phút, tiền công cũng không cao so với những sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại ưa thích làm các loại khay nhỏ này vì nhanh ra sản phẩm, mỗi ngày làm được nhiều sản phẩm hơn.
Mỗi chiếc khay nhỏ như thế này thời gian làm ra chỉ mất khoảng 30 phút, tiền công cũng không cao so với những sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại ưa thích làm các loại khay nhỏ này vì nhanh ra sản phẩm, mỗi ngày làm được nhiều sản phẩm hơn.
Làm nghề đan bèo tây xuất ngoại nhiều nhất ở Kim Sơn chủ yếu ở các xã như: Quang Thiện, Kim Chính, Đồng Hướng, Như Hòa, Ân Hòa... đây đều là những địa phương có thâm niên trong nghề đan sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây cói.
Làm nghề đan bèo tây xuất ngoại nhiều nhất ở Kim Sơn chủ yếu ở các xã như: Quang Thiện, Kim Chính, Đồng Hướng, Như Hòa, Ân Hòa... đây đều là những địa phương có thâm niên trong nghề đan sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây cói.
Tùy vào từng loại sản phẩm mà mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân bèo khi được đan xong có nhuộm màu hay không. Có những loại được nhuộm đủ các màu khác nhau nhưng cũng có loại sản phẩm lại được giữ nguyên màu gốc.
Tùy vào từng loại sản phẩm mà mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân bèo khi được đan xong có nhuộm màu hay không. Có những loại được nhuộm đủ các màu khác nhau nhưng cũng có loại sản phẩm lại được giữ nguyên màu gốc.
Sở dĩ các nước như Nhật Bản, Đan Mạch, Mỹ, Đức thích sử dụng các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ vì rất thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này được dùng trong gia đình, chợ hay các siêu thị để đựng đồ dùng sinh hoạt, lương thực thực phẩm... Khi bị hư hỏng hay không còn sử dụng được, các sản phẩm này khi thải ra môi trường không mất nhiều công sức để phân hủy vì là thân cỏ nên sẽ nhanh chóng biến thành hữu cơ.
Sở dĩ các nước như Nhật Bản, Đan Mạch, Mỹ, Đức thích sử dụng các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ vì rất thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này được dùng trong gia đình, chợ hay các siêu thị để đựng đồ dùng sinh hoạt, lương thực thực phẩm... Khi bị hư hỏng hay không còn sử dụng được, các sản phẩm này khi thải ra môi trường không mất nhiều công sức để phân hủy vì là thân cỏ nên sẽ nhanh chóng biến thành hữu cơ.
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều gia đình cũng đang dần trở lại sử dụng cá sản phẩm thủ công để thay thế cho các loại túi nilong. Các loại túi nilong khi thải ra môi trường phải mất cả trăm năm mới phân hủy hết được, còn các sản phẩm từ thân cây tự nhiên chỉ cần mất một thời gian ngắn vì vậy rất thân thiện với môi trường.
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều gia đình cũng đang dần trở lại sử dụng cá sản phẩm thủ công để thay thế cho các loại túi nilong. Các loại túi nilong khi thải ra môi trường phải mất cả trăm năm mới phân hủy hết được, còn các sản phẩm từ thân cây tự nhiên chỉ cần mất một thời gian ngắn vì vậy rất thân thiện với môi trường.
Nghề đan bèo tây phát triển, nông dân Ninh Bình ngày càng có thu nhập cao và ổn định. Nhiều hộ dân thoát được nghèo, xây được nhà, con cái ăn học đến nơi... Nghề đan bèo tây đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế đối với địa phương ven biển của tỉnh Ninh Bình này.
Nghề đan bèo tây phát triển, nông dân Ninh Bình ngày càng có thu nhập cao và ổn định. Nhiều hộ dân thoát được nghèo, xây được nhà, con cái ăn học đến nơi... Nghề đan bèo tây đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế đối với địa phương ven biển của tỉnh Ninh Bình này.

Thái Bá