1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Hội thảo - Giao lưu trực tuyến:

“Nghề Công tác xã hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam”

(Dân trí) - Công việc từ thiện có phải là nghề công tác xã hội? ai sẽ là cầu nối giữa bệnh nhân và nhân viên y tế tại bệnh viện? nhân viên CTXH giúp giải quyết các khủng hoảng trong gia đình ra sao? Những quy định về nghề công tác xã hội ra sao? Bao giờ sẽ có Luật Công tác xã hội?

MỜI QUÝ ĐỌC GIẢ ĐẶT CÂU HỎI CHO CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐÂY

Đây là những vấn đề đang được dư luận quan tâm và sẽ được bàn thảo tại Hội thảo - giao lưu trực tuyến về “Nghề Công tác xã hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam”. Chương trình do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), Báo điện tử Dân trí tổ chức vào hồi 14h30 ngày 13/9 tại trụ sở Báo điện tử Dân trí.

hoi

Ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH)

Dù nhu cầu rất lớn nhưng sự phát triển của ngành công tác xã hội vẫn còn khá non trẻ tại Việt Nam. Đội ngũ nhân lực thực hiện công tác chưa nhiều, thiếu đào tạo kỹ năng và chuẩn hoá bằng cấp. Nhiều chính sách về đãi ngộ và tiền lương cần gấp rút nghiên cứu để áp dụng, hỗ trợ nhân lực ngành.

Công tác đào tạo ban đầu cũng như việc làm của sinh viên ngành Công tác xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến ngành Công tác xã hội còn chưa rõ ràng làm định hướng cho việc triển khai các biện pháp, giải pháp, quy định pháp luật.

Thực tế đặt ra nhu cầu về việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ hơn về nghề Công tác xã hội. Đây là vấn đề cần được triển khai sớm trong thời gian tới.

Khách mời tham dự chương trình gồm:

- Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH).

- Bà Vũ Thị Lệ Thanh, Chuyên gia về Bảo vệ Trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

- Bà Nguyễn Thị Thái Lan - Giảng viên Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

- Bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp).

thanh 1

Bà Vũ Thị Lệ Thanh, Chuyên gia về Bảo vệ Trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, đối tượng cần sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội rất lớn.

Theo đó, cả nước có khoảng 28% dân số cần tiếp cận sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, gồm: Khoảng 10,5 triệu người cao tuổi, 7,6 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hàng triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, hơn 2,7 triệu đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hơn 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm, khoảng 254 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện.

lan

Bà Nguyễn Thị Thái Lan - Giảng viên Khoa Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học QG Hà Nội).

Ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố; hàng ngàn xã đặc biệt khó khăn và có vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội, cuộc sống nghèo khổ). Và các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội (đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt)...

Trên đây chỉ là liệt kê phần nhỏ những công việc của ngành và nhân viên Công tác xã hội cần phải thực hiện với vai trò là câu nối các đối tượng tới chính sách cũng như sự trợ giúp trong xã hội.

Tại chương trình Hội thảo - Giao lưu trực tuyến, những nội dung trên sẽ được các chuyên gia bàn thảo, là dịp để dư luận xã hội, các cơ quan chức năng và bạn đọc có cách nhìn đồng thuận trong việc tìm ra những giải pháp hiệu quả xây dựng hành lang pháp lý của lĩnh vực công tác xã hội.

Các khách mời giải đáp câu hỏi của bạn đọc

Trân trọng kính mời bạn đọc quan tâm về nghề công tác xã hội nói chung cũng như việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho nghề công tác xã hội tại Việt Nam, gửi câu hỏi TẠI ĐÂY theo địa chỉ email: hoangmanh@dantri.com.vn

Các câu hỏi sẽ được khách mời trả lời trực tiếp tại chương trình Giao lưu ngày 13/9.

Việc làm