1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Quảng Nam:

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm "hạt ngọc" biển

Hoài Sơn

(Dân trí) - Khi thủy triều rút, những bãi đá dưới chân núi Bàn Than bắt đầu lộ ra. Lúc này người dân ở xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành lại mang dụng cụ ra biển mò nghêu kiếm thêm thu nhập.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 1

Khoảng 16h chiều, khi trời vẫn chưa tắt nắng, bà Nguyễn Thị Quyết (67 tuổi, trú tại thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã cắp rổ tiến về bãi đá lấp xấp nước để mò nghêu.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 2

Dưới cái nắng bỏng rát, bà Quyết ngồi xổm dưới dòng nước, tay mò mẫm trong cát, hốc đá để tìm kiếm nghêu, sò… Dụng cụ bảo hộ chỉ có đôi tất chân để tránh cua kẹp hay đá sần sùi dưới chân và chiếc nón (mũ) lưỡi trai để tránh nắng xiên trực tiếp đến lóa mắt.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 3

Nghêu là loại hải sản có vỏ cứng, ruột mềm, sống ở cửa biển, bãi ngang. Mùa nghêu thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, biển lúc đó êm và nghêu chỉ nằm dưới mặt đá khoảng 10-20cm.

Ngư dân bới bùn đá tìm "hạt ngọc" của biển

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 4

"Tôi thường chọn Bãi Bấc (thôn Thuận An) là nơi để mò nghêu. Tôi đi từ khi nước rút cho đến chập tối thì về. Nếu chịu khó thì mò được hơn 3kg nghêu, bán được hơn 100.000 đồng", bà Quyết chia sẻ.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 5

Cũng như bà Quyết, bà Đỗ Thị Nhiên (71 tuổi, trú thôn Thuận An) thường tìm đến chỗ nước cạn gần bờ để mò nghêu. Dù đã tuổi cao, sức yếu nhưng vì miếng cơm, manh áo, hàng ngày, bà vẫn phải làm công việc cực nhọc này.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 6

Theo bà Nhiên, nghêu, sò… thường nằm lẫn trong lớp bùn cát, nên người bắt phải dùng tay mò xuống dưới lớp đá. Khi nào tay cảm nhận được con nghêu thì bắt lên, bỏ vào túi.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 7

Đôi lúc, tay mất cảm giác nên mò không thấy nghêu, người bắt phải bốc cả đá lên trên mặt nước để kiểm tra xem nghêu có nằm ở đó hay không.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 8

"Mò bằng tay không nên cuối ngày về tay trắng bệch, da nhăn nheo hết, chưa kể, nhiều lúc còn bị vỏ hàu, đá sắc nhọn cứa chảy máu. Bàn tay thương tích ngâm trong nước biển xót đến khóc luôn", bà Nhiên thổ lộ.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 9

Bà Nhiên chia sẻ thêm, những người làm nghề này phải có sức chịu đựng tốt vì làm việc dưới trời nắng nóng rất dễ bị say nắng và vì phải ngâm mình hàng giờ liền trong nước nên bệnh ngoài da là điều khó tránh khỏi.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 10

Để hạn chế bớt ánh nắng gay gắt, người đi bắt nghêu ai cũng quấn khăn, đội nón và bịt mặt kín mít, không ai biết mặt ai, chỉ nghe tiếng nói để nhận ra nhau.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 11

"Vất vả là thế, nhưng nghề mò nghêu cũng giúp những người già như tôi có thêm thu nhập. Mỗi buổi ra bãi đá tôi có thể bắt được khoảng 4kg nghêu, thu về khoảng 150.000 đồng", bà Nhiên bộc bạch.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 12

Ngoài mò bằng tay, một số người còn dùng dụng cụ hỗ trợ là thanh sắt dài khoảng 20cm được uốn cong phần đầu để cào bới những lớp đá dày, to hơn.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 13

"Dù bắt nghêu bằng phương pháp nào cũng phải dùng sức của đôi tay để cào bới liên tục dưới lớp đá. Tối về tay đau và lưng mỏi lắm. Nhưng đổi lại một buổi tôi kiếm cũng được 100.000 đồng đi chợ", bà Trần Thị Bích Liên (60 tuổi) chia sẻ.

Ngâm mình tới ngang ngực, ngư dân bới đá tìm hạt ngọc biển - 14

Những con nghêu, sò được người dân ở đây ví như "hạt ngọc" mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng nên người khai thác đều trân trọng đón nhận, mặc cho sóng gió, nguy hiểm luôn rình rập xung quanh.