Mức đóng, mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2019 ra sao?

(Dân trí) - Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên thuộc hộ gia đình sẽ từ 25.020 đồng/người/tháng tới 62.550 đồng/người/tháng. Từ ngày 1/7/2019, mức đóng sẽ tăng thêm khoảng từ 1.000 tới 5.000 đồng/tháng.

Mức đóng, mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2019 ra sao? - 1

Cụ thể, mức đóng BHYT của các thành viên thuộc hộ gia đình sẽ giảm dần theo số người đóng:

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; gười thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất; người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở đang được quy định là 1.390.000 đồng/tháng. Do đó,  mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/1/2019 tới 30/6/2019 sẽ như sau:

Mức đóng

Từ 1/1/2019 - 30/6/2019

Người thứ nhất

62.550 đồng/tháng

Người thứ 2

43.750 đồng/tháng

Người thứ 3

37.530 đồng/tháng

Người thứ 4

31.275 đồng/tháng

Từ người 5 trở đi

25.020 đồng/tháng

Theo quy định của Nghị quyết 70/2018/QH14, mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2019 sẽ được điều chỉnh lên từ 1.390.000 đồng/tháng lên thành 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng BHYT theo hộ gia đình sẽ thay đổi từ ngày 1/7/2019, như sau:

Mức đóng

Từ 1/7/2019 trở đi

Người thứ nhất

67.050 đồng/tháng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

Từ người 5 trở đi

26.820 đồng/tháng.

Về mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2019, căn cứ theo Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 và hướng dẫn của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Trong trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được thanh toán 40% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

Hoàng Mạnh