Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng

Nguyễn Tú

(Dân trí) - Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) thoát nghèo nhờ nghề ươm cây giống. Hàng trăm lao động địa phương có việc làm thường xuyên, đem lại thu nhập ổn định.

Xã thoát nghèo nhờ nghề ươm cây giống.

Những năm gần đây, phong trào trồng rừng nguyên liệu ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) và các huyện lân cận phát triển mạnh, bởi vậy, nhu cầu giống cây lâm nghiệp cũng ngày càng cao. Nắm bắt thời cơ đó, hàng trăm hộ ươm cây giống trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã đầu tư mở rộng quy mô vườn ươm.

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 1

Xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ có 268 hộ làm nghề ươm cây giống, với diện tích 32,5 ha.

Có mặt tại vườn ươm của gia đình anh Nguyễn Như Kiên (SN 1977, trú ở xóm Tân Minh, xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ), mặc dù đầu buổi chiều trời nắng oi ả nhưng nhiều lao động vẫn đang miệt mài xúc đất, đóng bao... để ươm giống keo do anh Kiên mới nhập về.

Anh Kiên chia sẻ: "Hai vợ chồng lấy nhau ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Sau khi thấy mô hình ươm cây phát triển nên tôi đã mạnh dạn vay 200 triệu đồng tiền ngân hàng để làm. Sau 5 năm, gia đình đã trả được nợ ngân hàng rồi xây dựng được nhà cửa đàng hoàng".

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 2

Công việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, nhanh nhẹn… nhưng phù hợp với sức lao động của các chị em phụ nữ.

"Hiện tại, gia đình tôi có 5 sào đất chuyên để ươm cây giống và thuê 6 người làm. Trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình thu được 200 triệu đồng", anh Kiên cho biết thêm.

Đối với người dân xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ, ươm cây giống được xem là nghề mũi nhọn. Vì vậy nhiều năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển nghề này.

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 3

Đối với việc ươm giống keo hạt thì sau khi đóng bầu người dân bắt đầu gieo hạt, tưới nước chờ  nảy mầm. 

Được biết, công việc ươm cây giống phải trải qua các khâu như chuẩn bị đất, hạt giống, kỹ thuật ươm cây… Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn nhưng phù hợp với sức lao động của các chị em phụ nữ hơn.

Đối với người dân xã Tân Hương, nghề ươm cây được xem là nghề mũi nhọn. Vì vậy nhiều năm trở lại đây người dân địa phương đã mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế.

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 4

Đối với keo cành thì sau khi cắt từ cây lớn, người dân dùng thuốc kích thích rễ sau đó cắm vào bầu.

Được biết, công việc ươm cây giống phải trải qua các khâu chuẩn bị  như: chuẩn bị đất, hạt giống, kỹ thuật ươm cây… . Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn nhưng phù hợp với sức lao động của các chị em phụ nữ hơn.

Theo các chủ vườn, việc ươm giống bằng hạt, sau khi đóng bầu người dân gieo hạt, tưới nước chờ nảy mầm. Sau 3 tháng khi cây đủ tiêu chuẩn thì người làm giống sẽ xuất bán ra thị trường. Còn đối với keo ươm bằng cành, sau khi cắt từ cây lớn, người dân dùng thuốc kích thích rễ sau đó cắm vào bầu.

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 5

Công việc ươm cây giống rất vất vả phải ngồi ngoài trời thường xuyên.

Bà Cao Thị Hoa (53 tuổi, trú xóm Xuân Đào, xã Tân Hương) cho biết: "Tôi làm việc ở đây thường xuyên, mỗi ngày tiền công được 140.000 đồng. Mặc dù cũng vất vả nhưng tôi phải cố gắng để có thêm kinh phí nuôi con ăn học".

"Chúng tôi gắn bó với nghề này đã lâu rồi, có việc làm thường xuyên, đem lại thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống gia đình nên cũng yên tâm", bà Nguyễn Thị Hợi (70 tuổi, trú xóm Xuân Đào, xã Tân Hương), chia sẻ.

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 6

Trung bình mỗi ngày, người dân thu nhập 150.000-200.000 đồng.

Nhờ có nhiều chính sách hợp lý trong khuyến khích phát triển nghề ươm giống cây lâm nghiệp, nhiều hộ dân ở xã Tân Hương đã vận dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, giúp xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.

Được biết, toàn xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ có 268 hộ làm nghề ươm cây giống, với diện tích 32,5 ha. Mỗi năm ươm từ 10-12 triệu cây giống, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động.

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 7

Nguồn cây giống ở đây chủ cung cấp cho thị trường tại chỗ và trên địa bàn các huyện của tỉnh Nghệ An..

Mở vườn ươm cây giống, mỗi năm thu 200 triệu đồng - 8

Nhờ có nhiều chính sách hợp lý trong khuyến khích phát triển nghề ươm cây giống lâm nghiệp, nhiều hộ dân ở xã Tân Hương đã vận dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.

Theo ông Nguyễn Viết Lưu - Phó chủ tịch UBND xã Tân Hương (huyện Tân Kỳ) cho biết: "Trước đây người dân trên địa bàn phát triển kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp là chính. Sau khi mô hình ươm cây phát triển, người dân đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu đã mang lại thu nhập cao".

"Xã Tân Hương chủ yếu nằm dọc đường Hồ Chí Minh, trước đây cuộc sống của người dân rất nghèo. Sau khi phát triển nghề ươm cây giống và mía đường, đến nay cả xã đã thoát nghèo, nhiều hộ dân đã giàu lên trông thấy", ông Lưu cho biết thêm.