Quảng Nam:Mò "vàng đen" trên sông Trường GiangHoài Sơn Thứ tư, 16/02/2022 - 18:03 (Dân trí) - Thủy triều xuống trên sông Trường Giang (Quảng Nam) khiến nhiều chỗ cạn nước. Đây cũng là thời điểm người dân ở huyện Thăng Bình rủ nhau đi mò sìa - một loại nghêu nước lợ có giá trị kinh tế cao.Khoảng 6h, nước trên sông Trường Giang (đoạn chảy qua huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đang dần rút xuống. Đây là thời khắc thích hợp để người dân ở xã Bình Nam bắt đầu một ngày mò sìa - một loại nghêu nước lợ.Con sìa nhìn bề ngoài không bắt mắt, vỏ cứng và dày, thịt hơi dai nhưng lại là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là vị thuốc quý và được nhiều người ví von là "vàng đen" trong bùn đất.Ông Trần Văn Tư (45 tuổi, trú huyện Thăng Bình) chia sẻ, thời điểm này đang vào mùa sìa, nên chịu khó lội sâu vào những bãi bùn lớn, nước cạn là có thể bắt được khá nhiều sìa.Nghề mò sìa không diễn ra thường xuyên, mà chỉ có thể làm vào mùa nắng và phải đợi thủy triều xuống, nước cạn lúc đó mới mò được, nhưng không phải cứ mò là sìa nổi lên mà lâu lâu mới được một con."Nếu trúng, chỉ cần vài tiếng là được cả tạ sìa, giúp cải thiện bữa cơm gia đình, hoặc bán được vài trăm nghìn đồng. Hôm nay tôi mò được hơn 50kg, tôi để lại 20kg ăn, số còn lại tôi bán được hơn 200.000 đồng", ông Tư chia sẻ.Ngụp lặn mò "vàng đen" trong bùn ở sông Trường GiangCòn ông Trịnh Quang Dũng (40 tuổi, trú xã Bình Nam) cho biết, sìa sông thuộc họ nghêu, sò, chúng di chuyển chậm, nên bắt được sìa tương đối dễ dàng."Muốn biết được sìa đang nằm ở đâu, người bắt phải đi thụt lùi, rồi dùng chân sục dưới lớp bùn. Khi cảm nhận được con sìa đụng vào chân thì chỉ cần thò tay mò là bắt được ngay", ông Dũng nói.Ông Dũng chia sẻ thêm, nghề này tuy nhẹ nhàng nhưng phải chịu khó và nhẫn nại. Khom người nhiều nên rất mỏi lưng, người mò sìa còn phải đi chân đất nên chuyện dẫm phải mảnh chai, mảnh sìa là không thể tránh khỏi."Nhiều người "liều hơn" thì ngụp lặn dưới chỗ nước sâu để mò được sìa to. Ngày hôm nay tôi mò cũng được một tạ sìa, tôi để một nửa lại ăn còn lại bán với giá 10.000 đồng/kg", ông Dũng cho hay.Cũng thu hoạch được kha khá sìa, bà Nguyễn Thị Lệ (60 tuổi) chia sẻ, sìa sau khi được mò về bám rất nhiều bùn đất, nên phải rửa qua nhiều lần với nước để làm sạch vỏ và giúp sìa đẹp mắt hơn."Hôm nay tôi và chồng đi mò từ sáng đến trưa thì thu được hơn một tạ sìa. Số sìa này sẽ được tôi phân loại và mang ra chợ bán lẻ với giá 15.000 đồng/kg. Dự kiến, với một tạ sìa này, tôi có thể thu được một triệu đồng", bà Lệ nói.Theo chia sẻ của một số tiểu thương, sìa muốn bán được trước tiên phải còn sống. Những con sìa có vỏ nhẵn, hơi phồng lên, đó chính là dấu hiệu của những con nhiều ruột, chắc thịt nên được người mua ưa chuộng.Theo bà Nguyễn Thị Minh Hòa, (40 tuổi, tiểu thương bán sìa tại chợ Tam Kỳ), mỗi ngày có thể thu mua được gần một tạ sìa vỏ.
Đọc nhiều trong Lao động - Việc làmNuôi "vệ sĩ" diệt sâu cho bưởi, anh nông dân kiếm bộn tiền Trồng "cây tỷ đô", cụ ông 75 tuổi có thu nhập khiến người trẻ nể phục Thấy cô gái Việt hỏi mua rau, cụ ông người Nhật làm chuyện không ngờ 2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCM Đề xuất trợ cấp một lần cho người nghỉ hưu chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp