1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Nghệ An:

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo

Nguyễn Duy Văn Lý

(Dân trí) - Mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương.

Mô hình nuôi gà sạch Thanh Chương

Nhằm giúp hội viên hội phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, hiện nay nhiều cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Thanh Chương, tổ chức chăn nuôi theo mô hình hợp tác xã bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Trang trại chăn nuôi gà ri của gia đình chị Nguyễn Thị Thắm (ở xóm Xuân Sơn 1, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương) thường xuyên duy trì hơn 2.000 con gà thịt và hơn 1.500 con gà con để nuôi gối.

Theo chị Thắm, trước đây khi chưa thành lập hợp tác xã chăn nuôi gà, nhiều hộ gia đình có thói quen chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ, đầu ra sản phẩm khó tiêu thụ. 

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 1

Điển hình mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 2

Để đàn gà phát triển tốt trước hết phải làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó chị còn đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố, ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè...

Trong hơn 3 năm lại nay từ khi thành lập hợp tác xã gà Thanh Chương, gia đình luôn cam kết với hợp tác xã là phải đảm bảo gà sạch, gà thả vườn thức ăn chủ yếu bằng ngô, lúa và sắn khoai ủ men làm thức ăn cho gà. 

Để đàn gà phát triển tốt trước hết phải làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó chị còn đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố, ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè nên đến nay 100% số gà của gia đình chị không bị hao hụt, mỗi năm trừ các khoản chi phí gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Cùng với đó chị còn đầu tư một lò ấp mỗi tháng cung cấp ra thị trường với hàng trăm con gà giống đảm bảo chất lượng.  

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 3

Thanh Xuân là một trong những địa phương được huyện đầu tư, lựa chọn phát triển thương hiệu hợp tác xã gà Thanh Chương đó là vừa nhân giống gà ri bản địa cung cấp cho thị trường, vừa chế biến tiêu thụ sản phẩm. 

Chị Trần Thị Thắm, xóm Xuân Sơn 1, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương cho biết: “Để từng bước cam kết với hợp tác xã gia đình chúng tôi nuôi hình thức thả vườn, thức ăn chủ yếu lúa ngô, khoai sắn ủ lên men, dễ chế biến. Cùng với đó cung ứng con giống đảm bảo chất lượng ra cho chị em ở địa phương và các vùng lân cận”.

Thanh Xuân là một trong những địa phương được huyện đầu tư, lựa chọn phát triển thương hiệu hợp tác xã gà Thanh Chương đó là vừa nhân giống gà ri bản địa cung cấp cho thị trường, vừa chế biến tiêu thụ sản phẩm. 

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 4
Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 5

Gà thả vườn thức ăn chủ yếu bằng ngô, lúa và sắn khoai ủ men làm thức ăn cho gà. 

Sau hơn 3 năm được thành lập hợp tác xã đến nay, số lượng hội viên phụ nữ chăn nuôi ngày càng nhiều. Hiện tại xã có hơn 50 gia trại chăn nuôi gà từ 500 đến 2.000 con, trong đó có 3 lò ấp.

Số gà ở đây phải nuôi đủ từ 6 tháng trở lên mới xuất chuồng và toàn bộ 50 gia trại này đều được gắn mã truy xuất của hợp tác xã chăn nuôi gà Thanh Chương. 

Từ đó đã thu hút được nhiều nhà hàng, quán ăn, công ty trên địa bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh đăng ký tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trừ các khoản chi phí mỗi năm một gia trại cho thu nhập khoảng từ 50 - 200 triệu đồng. 

Trao đổi vấn đề này chị Nguyễn Thị Hà - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Thanh Xuân, Thanh Chương cho biết thêm: “Việc thành lập hợp tác xã chăn nuôi gà Thanh Chương chúng tôi thực hiện đúng cam kết, đó là gà thả vườn và cho ăn thức ăn theo hình thức tự chế biến như sắn ủ lên men, ngô lúa, nhằm đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp con giống đảm bảo chất lượng ra thị trường”.

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 6

Gà Thanh Chương có thương hiệu ngon, ngọt và giai.

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 7

Gà Thanh Chương có nguyên cả hiệp hội chăn nuôi gà chất lượng.

Với hình thức tổ chức hợp tác xã chăn nuôi gà, đã giúp chị em thay đổi cách chăn nuôi theo kiểu hàng hóa, biết liên kết với nhau từng bước xây dựng thương hiệu gà thả vườn theo đề án của hội cấp trên.

Xây dựng chuỗi liên kết, cung cấp con giống, chế biến sản phẩm cung cấp ra thị trường tạo địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng từ đó đã phát huy lợi thế của địa phương và tạo việc làm cho chị em cho thu nhập cao. 

Chị Nguyễn Thị Thanh - Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Chương chia sẻ: “Từ mô hình hợp tác xã chăn nuôi gà tại xã Hạnh Lâm, Thanh Xuân, đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm cho chị em, đầu ra sản phẩm cung cấp thị trường ổn định và sắp tới phối hợp với các cơ quan đơn vị tạo điều kiện chi em vay vỗ ưu đãi để phát triển thêm nhiều mô hình”.

Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 8
Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở huyện nghèo - 9

Sản phẩm gà Thanh Chương cho ra thị trường khá ổn định và có thương hiệu.

Việc duy trì và hoạt động hiệu quả mô hình tổ hợp tác xã ở địa phương xã Thanh Xuân và các địa phương khác của huyện Thanh Chương, đã và đang góp phần nào giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ nông thôn, tạo ra hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Có thể đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp của địa phương, là hướng đi để mỗi địa phương có một sản phẩm đặc trưng nhằm từng bước đưa hợp tác xã đi vào hoạt động có hiệu quả, thu nhập ổn định, từng bước đưa đời sống chị em phụ nữ trên địa bàn ngày một đi lên, làm giàu chính đáng.

Đến nay mô hình nuôi gà ri tại xã Thanh Xuân đã có hơn 50 hộ gia đình làm theo mô hình này. Hiện các địa phương khác của huyện Thanh Chương, đã và đang phát triển nghề nuôi gà nói trên, góp phần nào giải quyết việc làm cho hàng ngàn chị em phụ nữ nông thôn, tạo ra hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường không chỉ trong địa bàn huyện Thanh Chương mà còn nhiều tỉnh thành khác.