Lương tối thiểu chưa đáp ứng mức sống tối thiểu
(Dân trí) - Sau 7 tháng điều chỉnh, tiền lương tối thiểu của lao động ở khu vực DN chỉ đạt khoảng 70 % mức sống tối thiểu. Như vậy, mục tiêu nêu ra trong điều 91, Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012) là lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của lao động và gia đình họ còn xa vời.
Lương tháng chỉ khoảng 3 triệu đồng
Trong 6Ġnăm qua, chưa bao giờ vợ chồng chị Hoàng Thị Oanh - công nhân làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) - lại tỏ ra lo lắng vì lương thấp như hiện nay. Vợ chồng chị phải chi tiêu tằn tiện để đủ tiền học cho con 8 tuổi và trả tiền thuê nhà. CŨị Oanh tâm sự: “Tổng lương của hai vợ chồng tôi chưa đến 7 triệu đồng, nhưng phải chi tới cả chục khoản trong tháng!”. Không chỉ riêng chị Oanh, nhiều công nhân làm việc ở các khu công nghiệp cũng có suy nghĩ tương tự.
Theo Ban Quản lý các KŨu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, thu nhập của hàng chục vạn công nhân lao động ở các Khu công nghiệp Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 65% mức sống tối thiểu. Nhiều lao động phải căng sức làm thêm với tổng thời gian làm việc tới 12 - 14 tiếng/ngày đểĠmong có thêm thu nhập, nhưng vẫn chật vật duy trì cuộc sống.
Còn tại tỉnh Bắc Ninh, nơi tập trung khá nhiều khu công nghiệp thu hút đông công nhân lao động đến làm việc, thu nhập bình quân của công nhân ở thời điểm hiện tại khoảng 3,6 triệu đᷓng/tháng. Mức lương của đối tượng này tại tỉnh Vĩnh Phúc là 3,05 triệu đồng/tháng, tỉnh Phú Thọ là 3,5 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu cần điều chỉnh
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam - cho biết: ℜTrong số 2,5 triệu lao động của ngành, nhiều người đang làm việc ở vùng IV chỉ có mức thu nhập 2,4 triệu đồng/tháng và chắc chắn ở phải sống với mức thấp hơn mức sống tối thiểu. Vì thế, nếu quy định mức lương tối thiểu vùng như hiện nay, doanh nghiệp sᶽ có lợi còn người lao động khó sống với mức thu nhập quá thấp”.
Số liệu công bố từ cuộc khảo sát 60 doanh nghiệp thuộc 12 tỉnh, thành phố do Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) tổ chức mới đây cho thấy: Tiền lương tốũ của lao động ở khu vực doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 70 - 74% mức sống tối thiểu; tiền lương bình quân của người lao động trực tiếp sản xuất và gia đình mới đạt mức gần 3,6 triệu đồng/tháng, trong khi mức chi tiêu trung bình cho cuộc sống của người lao động có nuôi 1 con là khoảng 4,1 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, Kết luận số 23-KL/TW (ngày 29.5.2012) tại Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa XI đã đưa ra quan điểm “Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệpļspan lang="VI"> nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu tối thiểu”.
Tuy vậy, cho đến nay Chính phủ vẫn chưa xác định rõ lộ trình thực hiện chủ trương trên và cả lộ trình để thực hiện Điều 91 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012. Vì thếĬ nhiều lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện mức thu nhập không đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình.
Bình Minh
Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: Vùng I: 2.700.000 đồng/tháng; vùng II: 2.400.000 đồng/tháng; vùng III: 2.100.000 đồng/tháng; vùng IV: 1.900.000 đồng/tháng. Thông tư số 33/2013/TT-łLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động. |