Chùm ảnh:

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi "mong manh" gây thương nhớ

Tỉnh Nghệ An nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó, có nghề làm nồi đất nổi tiếng ở xã Trù Sơn, huyện Đô Lương. Đây là nơi duy nhất ở tỉnh Nghệ An làm ra các loại nồi đất mong manh dễ vỡ trong hàng trăm năm qua.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 1

Sau khi chọn được loại đất sét ưng ý, thì người dân ở xã Trù Sơn mang về nhào nặn cho đất dẻo để tiếp tục những công đoạn sau.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 2

Sau khi tìm được loại đất ưng ý người ta sẽ nhào đất thật nhuyễn rồi cho lên bàn xoay để tạo hình dáng thô sơ ban đầu. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, chiếc nồi thô sơ sẽ được gọt lại cho thật trơn bóng. Sau đó, chúng sẽ được đem đi phơi nắng trước khi nung qua lửa

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 3

Nghề làm nồi đất ở xã Trù Sơn đã có từ rất lâu đời. Theo các cụ già trong làng kể lại thì thuở khai hoang lập làng cuộc sống người dân vô cùng khổ cực, quanh năm chỉ bám vào mấy sào ruộng cằn cỗi. Thấy vậy một nàng công chúa con vua Trần đã đến dạy dân làm nồi đất để cải thiện cuộc sống.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 4

Các công đoạn được bà con nơi đây làm rất tỉ mỉ, cẩn thận

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 5

Tất cả công cụ làm gốm chỉ bao gồm một bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng để tạo dáng và làm nhẵn.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 6

Hiện có rất nhiều làng nghề làm nồi đất trên khắp cả nước, nhưng làng nghề nồi đất Trù Sơn vẫn được đánh giá là nơi lưu giữ nét cơ bản nhất của gốm cổ. Các sản phẩm không hề cầu kỳ, phức tạp mà rất đơn giản, dễ sử dụng. Những chiếc nồi đất của làng Trù Sơn tuy rất nhẹ và mỏng nhưng lại có độ cứng và bền cao

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 7

Một mẻ nung, khoảng 250 - 300 chiếc được xếp vào trong lò hình tam giác xây bằng đá ong, bên ngoài phủ một lớp rơm để giữ nhiệt. Gốm được đun bằng lá thông từ 4 đến 5 tiếng liên tục sẽ hoàn thành.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 8

Để làm ra một chiếc nồi đất hoàn thiện đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ, nhưng mỗi chiếc chỉ bán với giá 1.000 - 5.000 đồng. Tuy vậy, người làm gốm Trù Sơn bao đời nay vẫn duy trì nghề, tạo thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 9

Không cầu kỳ, tinh xảo như gốm sứ Bát Tràng hay Hội An thường được làm vật trang trí trong cung đình, gốm Trù Sơn lại phổ biến trong đời sống hàng ngày với các sản phẩm như nồi, siêu.

Làng nghề lâu đời, dân quanh năm chỉ nặn đất ra thứ nồi mong manh gây thương nhớ - 10

Đến nay, trải qua bao thế hệ dù có lúc thăng trầm người thợ Trù Sơn vẫn mãi say nghề say đất, để giữ gìn nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm cổ lâu đời cho con cháu mai sau.

Theo Mỹ Hà - Hoàng Nguyên

Danviet.vn