Làm gì khi công ty rơi vào trì trệ?

(Dân trí) - Bất kỳ công ty nào, dù lớn hay nhỏ, cũng có lúc suy lúc thịnh. Là sếp, bạn cần sớm phát hiện ra thời điểm trì trệ của công ty để nhanh chóng đưa nó trở lại quỹ đạo hoạt động.

Công ty của bạn đang ở trong giai đoạn khó khăn nếu có các triệu chứng sau đây:

 

- Nhân viên làm theo kiểu tháo khoán, hết nhiệm vụ là nghỉ.

 

- Ít sự sáng tạo, cải tiến, ngại thay đổi.

 

- Năng suất làm việc chỉ ở mức “tạm được”.

 

- Nhân viên “tích cực” vắng mặt, đi muộn, nghỉ trưa quá giờ.

 

- Các phòng ban ít trao đổi, tiếp xúc với nhau.

 

- Doanh thu dưới mức trung bình.

 

- Các quyết định thường được đưa ra chậm trễ.

 

- Không ai tỏ ra vui vẻ hay phấn khích trước một thành công đáng kể nào đó của công ty.

 

Có thể do một vài nguyên nhân sau:

 

- Các thành viên ban quản lý trở nên trì trệ hoặc lạm dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu)

 

- Thiếu quan tâm đến việc đa dạng hóa kinh doanh.

 

- Khen thưởng theo kiểu đại trà, không mang tính khuyến khích.

 

- Ban quản lý có những hành vi không bình thường.

 

- Tồn tại những bí mật trong công ty

 

Làm gì để cải thiện sức sống cho công ty?

 

- Thừa nhận sự trì trệ của công ty và chủ động giải quyết vấn đề.

 

- Thăm dò tâm tư, nguyện vọng, thái độ của các nhân viên trong công ty để tìm ra nguyên nhân. Hãy nhớ rằng, khi đã bắt tay vào thực hiện, bạn phải thực hện đến cùng để mang lại một kết quả. Nếu không, bạn sẽ chỉ làm tình hình thêm tồi tệ.

 

- Đề nghị tất cả các thành viên các cấp tham gia giải quyết tình trạng đình trệ của công ty. Ban đầu có thể có người còn miễn cưỡng hoặc không tin tưởng, nhưng sự tham gia của tất cả mọi người sẽ đảm bảo cho một kết quả tích cực.

 

- Định ra các mục tiêu và mục đích cho một công sở đầy nhiệt huyết bằng cách tuyên dương và thưởng cho các nhân viên làm việc tích cực, hăng hái đồng thời khuyến khích, hoan nghênh các ý kiến đóng góp.

 

- Tăng cường liên lạc, trao đổi thông tin giữa tất cả các cấp qua các cuộc họp, thư thống báo hoặc các buổi nói chuyện định kỳ giữa ban quản lý và nhân viên. Cần phải hiểu rằng thông tin chính là chìa khóa trong việc giải quyết sự trì trệ.

 

- Nếu nguyên nhân của sự trì trệ bắt nguồn từ ban quản lý thì mọi người cần trao đổi, góp ý ngay. Tuy nhiên việc này cần phải được thực hiện một cách tế nhị, nếu không mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn.

 

- Thay đổi là điều không dễ dàng và phải cố gắng gấp đôi, gấp ba nếu bạn muốn đạt được mục đích. Hãy luôn ghi nhớ rằng, bạn đang tham dự cuộc thi chạy marathon, không phải chạy nước rút.

 

Phước Đại

Theo FabJob