“Khởi động” lại sự nghiệp

(Dân trí) - Bạn vừa tốt nghiệp đại và chuẩn bị tìm việc, bạn đang thất nghiệp hay muốn "nhảy việc" vì công việc hiện tại quá nhàm chán? Nếu rơi vào những trường hợp này, quả thật đã đến lúc bạn "khởi động" lại sự nghiệp của mình.

“Khởi động” lại sự nghiệp - 1
 
6 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có một sự khởi đầu mới và sáng sủa hơn cho sự nghiệp:

 

Xác định điều mong muốn trong sự nghiệp

 

"Hãy tập trung vào những kỹ năng bạn muốn sử dụng; những vấn đề bạn muốn giải quyết; đồng nghiệp, khách hàng bạn muốn làm việc cùng; môi trường làm việc lý tưởng giúp bạn duy trì năng lượng", Steve Langerud, một chuyên gia về công sở có kinh nghiệm làm việc với hơn 15000 người về vấn đề công sở và sự nghiệp, đưa ra lời khuyên.

 

Xác định rõ ràng điều mình muốn đạt được trong sự nghiệp sẽ giúp bạn thỏa mãn hơn với sự lựa chọn thay đổi của mình.

 

Không ngừng xây dựng mạng lưới quan hệ

 

"Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, chìa khoá giúp bạn tìm được việc là bạn biết ai và quan trọng hơn là những ai biết tới bạn. Vẫn còn nhiều công việc dành cho bạn nhưng bạn phải biết cách để có thông tin về chúng", Amanda Guralski, chủ tịch của công ty tư vấn bizMe, chuyên đào tạo, hướng dẫn những người trẻ bước vào thị trường lao động, cho biết.

 

Khi chuẩn bị " tái khởi động" sự nghiệp, hãy chăm chỉ, tích cực tham gia các sự kiện, các buổi gặp gỡ, giao lưu để mở rộng mối quan hệ. Hơn nữa, các các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn cũng có thể giúp bạn kết nối với nhiều người hơn.

 

Tiếp tục học cao hơn

 

Alexandra Kralicek, giám đốc điều hành tuyển dụng của Trung tâm y tế Thuỵ Điển tại Mỹ, cho rằng bằng cấp cao và những chứng chỉ liên quan tới công việc góp phần không nhỏ giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác.

 

"Ngoài việc gia tăng trình độ, học cao hơn còn giúp bạn lấp đầy "lỗ hổng"

thời gian trong sơ yếu lý lịch và khiến bạn trở thành một ứng viên hấp dẫn với nhà tuyển dụng", Kralicek bổ sung.

 

Luôn gửi kèm thư xin việc

 

Đối với những người tìm việc đang muốn quay trở lại thị trường lao động, hãy luôn luôn gửi kèm thư xin việc trong hồ sơ, kể cả khi tin tuyển dụng không nêu điều này. Mark Stevens, tác giả của cuốn sách ăn khách Your marketing sucks, khuyên: " Đừng chỉ chăm chăm lo về kinh nghiệm làm việc hay sao chép lại CV của mình, hãy tiếp thị chính bản thân bạn trong thư xin việc".

 

Thư xin việc phải tưng ứng và cụ thể với mỗi công việc bạn ứng tuyển. Điều này cho thấy nhà tuyển dụng thấy bạn có sự đầu tư và công sức cho quá trình tìm việc của mình.

 

Xây dựng "thương hiện" bản thân

 

Lisa Johnson Mandell, tác giả cuốn sách Quay trở lại sự nghiệp: Chuẩn bị bản thân để đạt được công việc mong muốn", cho rằng mỗi nhà tuyển dụng tiềm năng phải biết được giá trị của bạn và bạn khác biệt so với những ứng viên khác ra sao.

 

Khi đánh giá lại sự nghiệp của mình, hãy tìm ra điểm đặc biệt và biến nó thành thương hiệu bản thân. Chẳng hạn, "Tôi không chỉ là một nhà quản lý có kiến thức chuyên môn tốt mà còn biết cách giảm chi tiêu của văn phòng một cách hiệu quả".

 

Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn

 

Andrew Schrage, biên tập của blog tài chính Money Crashers, nhắc bạn nên tìm hiểu kỹ càng về công ty, về mục tiêu, nhiệm vụ, sản phẩm/ dịch vụ chiến lược...của họ. Và đừng quên lập danh sách những câu hỏi sẽ đặt ra cho nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn bởi đây là cơ hội thể hiện sự hứng thú và nhiệt tình của bạn với công việc.

 

Vũ Vũ

Theo Yahoo