(Dân trí) - Mỗi ngày, những người làm nghề vớt bèo tây phải ngâm mình dưới nước bẩn nhiều giờ đồng hồ. Sản phẩm họ thu được là những nhánh bèo buộc từng bó đem về phơi khô, đan thành hàng mỹ nghệ để bán, khi đó mới có thu nhập.
Vì thế không cần nuôi trồng hay chăm sóc
Nghề vớt bèo tây về phơi khô đan lát hay đem bán cũng xuất hiện từ đó. Người dân đi vớt bèo nhiều chủ yếu ở các xã Ân Hòa, Xuân Thiện, Đồng Hướng...Chị Lưu Thị Bích (40 tuổi) xã Xuân Thiện cho hay, làm nghề này được 2 năm, mỗi ngày đi vớt bèo cật lực về phơi khô cũng được khoảng 20 - 30kg kg. Số thân bèo này đem đan thành các sản phẩm thủ công như rỏ, rá, thùng bán có giá từ 80 - 100 nghìn đồng. Thu nhập chẳng đáng là bao nhưng nhiều người vẫn theo nghề vì ở quê chẳng có việc gì khác để làm.
Không chỉ phụ nữ làm nghề vớt bèo "không giống ai" mà nhiều nam giới cũng làm nghề đặc biệt này. Nghề đan lát thân bèo tây phơi khô chủ yếu được người dân tận dụng vào lúc nông nhàn. Công việc vớt bèo được bắt đầu từ 5 giờ sáng, đến khoảng 11 giờ trưa thì kết thúc một buổi. Buổi chiều, họ làm từ 14 giờ cho đến chiều muộn mới về nhà. Công việc này phải những người có sức khỏe mới làm được.
Nghề vớt bèo tưởng chừng dễ nhưng không hề đơn giản, ngoài phải ngâm mình dưới nước bẩn, nắng nóng còn phải đối mặt với việc bị mủ cây bèo làm ngứa da thịt khi đụng vào. Nhiều người còn bị cảm nắng, mắc cách bệnh về da liễu, hô hấp do thường xuyên làm việc ở môi trường ô nhiễm.
Những người phụ nữ chuyên làm nghề này chia sẻ, biết là ô nhiễm nhưng vì mưu sinh nên phải chịu cảnh nhọc nhằn. Cũng vì miếng cơm manh áo, mưu sinh cho gia đình nên họ phải hy sinh.
Nhiều người dù đã mang đồ bảo hộ như mặc quần áo mưa, đeo gang tay, khẩu trang nhưng vẫn không tránh khỏi bị nước bẩn ô nhiễm dính vào người. Hay bị mủ của cây bèo làm ngứa da thịt. Đây là những tác nhân gây bệnh trực tiếp cho những người làm nghề "đặc biệt" này.Từng thân cây bèo sau khi vớt từ dưới mương lên được xếp thành từng bó ngay ngắn. Sau đó được vận chuyển về nhà bằng xe kéo hoặc xe bò. Hàng tạ bèo tươi về phơi nắng chỉ thu được khoảng 20kg thân bèo khô.Những thân bèo tưởng chừng bỏ đi, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm nhưng lại được người nông dân Kim Sơn xếp ngay ngắn đưa lên xe đem về nhà, phơi khô, biến thành hàng mỹ nghệ.Có những người đàn ông đã 60 tuổi do cuộc sống mưu sinh cũng phải vất vả, ngâm mình dưới nước cả ngày trời để vớt bèo. Nhờ nghề này mà cuộc sống gia đình họ có thêm thu nhập, có tiền trang trải cho con cái ăn học."Không có nghề nào khổ như nghề vớt bèo", một phụ nữ nói.
Thân bèo là cây dại mọc tự nhiên ở các mương nước, vì thế không cần nuôi trồng hay chăm sóc, mỗi năm thân bèo cho thu hoạch 1 - 2 lần tùy vào nơi bèo sinh sống điều kiện nước có làm cho sinh trưởng phát triển tốt hay không.
Bèo tây sau khi vớt dưới mương đưa về nhà được cắt bỏ lá. Đây là công đoạn không vất vả như vớt bèo nhưng cần sự tỉ mỉ, làm sạch sẽ để khi đan không mất thêm nhiều công sức chọn sợi dây đan. Lá bèo bỏ đi được người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc.Thân bèo phơi khô, phải mất 3 - 4 ngày mới tóp lại và đem đan được. Tùy vào từng loại thân to nhỏ khác nhau để đan cho các loại sản phẩm khác nhau. Khi đan, thân bèo được chắp lại sau đó quấn vào một khung sắt đã được làm sẵn...Một trong những sản phẩm từ bèo tây do những người nông dân huyện Kim Sơn làm ra. Sau khi trừ tri phí, công lao động mỗi ngày cũng kiếm thêm từ 100 - 200 nghìn đồng từ bèo tây. "Nghề này không giàu được nhưng cũng có đồng ra đồng vào cho sinh hoạt gia đình, con cái có tiền đi học", chị Phạm Thị Loan nói.