1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Khập khễnh giữa cung và cầu nhân lực: Vì sao?

(Dân trí) - Mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, đánh giá kỹ năng lao động tại Việt Nam. Làm sao để hạn chế sự khác biệt và xây dựng cơ chế thống nhất trong sự đánh giá, truyển dụng là vấn đề cần làm hiện nay.

Thợ giỏi có nhiều sự lựa chọn việc làm
Thợ giỏi có nhiều sự lựa chọn việc làm

Đây cũng là nội dung chính của buổi Hội thảo do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) tại Việt Nam tổ chức với chủ đề “Thúc đẩy mối quan hệ đối tác ba bên để giải quyết vấn đề khập khiễng về kỹ năng” diễn ra ngày 4/11 tại Hà Nội.

Sự khập khễnh giữa cung - cầu

Chia sẻ thông tin tại cuộc Hội thảo, đại diện Jica cho biết: Một cuộc điều tra gần đây với hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho thấy, khoảng 80% doanh nghiệp khó có thể tuyển dụng được kỹ thuật viên lành nghề, 89% cho rằng họ sẽ vẫn phải đối mặt với tình trạng này trong tương lai.

“Sự khập khiễng trong quá trình đào tạo nghề thể hiện rõ khi các doanh nghiệp đang khát lao động có tay nghề cao, nhưng các đơn vị đào tạo nghề, đơn vị cung cấp, lại không thể cung ứng kịp nhu cầu này” - một đại diện Jica cho biết.

Theo Jica, nhiều cơ sở dạy nghề không có năng lực thu thập, phân tích thông tin về nhu cầu kỹ năng lao động. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng không thể cung cấp các phản hồi đầy đủ về nhu cầu kỹ năng lao động tới các cơ ở dạy nghề.

Nguyên nhân chính do năng lực hạn chế của các cơ sở dạy nghề và sự thiếu hiểu biết về nhu cầu kỹ năng lao động của ngành công nghiệp. Bản thân các cơ sở dạy nghề cũng có những khó khăn như nắm bắt nhu cầu kỹ năng của ngành công nghiệp.

Ý kiến chuyên gia:

* Ông Junichi Mori, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Jica:

- Nguyên nhân chính do học sinh không biết rằng nhu cầu doanh nghiệp đang cần gì? Các sinh viên thường nghĩ rằng học nghề hoặc làm kỹ thuật viên sẽ có vị trí rất thấp trong xã hội? Nhằm khắc phục điều này, chúng ta phải tăng cường chia sẻ thông tin định hướng nghề nghiệp với em học sinh.

 

Ông Junichi
Mori, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Jica:
Ông Junichi Mori, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Jica: "Chính phủ cần có biện pháp để giúp cho toàn bộ xã hội nâng cao hiểu biết, nhận thức được rằng kỹ thuật viên trong đào tạo nghề".

Ở Nhật Bản không có quy định ràng buộc doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề. Tuy nhiên, chúng tôi có đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẵn sàng đào tạo cho các sinh viên sắp ra trường hiểu hơn về nhu cầu tuyển dụng, kỹ năng khi làm việc ở các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dữ liệu cung và cầu lao động rất rõ ràng, các trường đào tạo nghề luôn có thông tin sinh viên ra trường có việc làm hay không, tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp.

Chính phủ biết rất rõ thông tin này và được chia sẻ cụ thể. Ngoài ra, các trường đào tạo nghề cũng cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các công ty.

* Ông Hà Xuân Quang - Phó Hiệu trưởng ĐH Đại học công nghiệp Hà Nội:

- Việc kết hợp giữa Nhà trường và Tổ chức Jica trong đào tạo, định hướng kỹ năng làm việc được bắt đầu từ những năm 2000. Mỗi năm, khoảng 12.000 - 13.000 sinh viên nhà trường được thụ hưởng từ hiệu quả của chương trình. 

 
Việc kết hợp giữa Dn và nhà trường giúp hàng chục ngàn sinh viên hưởng lợi.
Ông Hà Xuân Quang - Phó Hiệu trưởng Đại học công nghiệp Hà Nội:
"Việc kết hợp giữa Dn và nhà trường giúp hàng chục ngàn sinh viên hưởng lợi".
Nhà trường đã kết hợp với Jica thành lập một Trung tâm đào tạo nghề nhằm bộ phận trực tiếp triển khai chương trình đào tạo. Trung tâm có quy mô đào tạo 600 nhân sự/năm theo chương trình cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Một số chương trình được đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Khi triển khai đào tạo với các doanh nghiệp, Trung tâm thường thông qua nhiều bước: Khảo sát nhu cầu doanh nghiệp để thiết kế khoá học cho phù hợp; xây dựng chương trình đào tạo dựa trên những yêu cầu, nội dung, kỹ năng mà doanh nghiệp cần; chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tổ chức đào tạo, kết quả đạt được khi người lao động đi làm rồi...

Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyến thăm doanh nghiệp và mời doanh nghiệp thăm nhà trường, tổ chức Hội chợ việc làm (khoảng 40 - 50 doanh nghiệp) thu hút hàng ngàn sinh viên năm cuối.

* Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH):

Nhằm khắc phục sự khập khiễng giữa cung và câu nhân lực lao động, chúng ta cần tập trung vào 6 giải pháp chính sau:

Tăng cường và nâng cấp các cơ sở pháp lý cho việc đánh giá kỹ năng nghề lao động, cụ thể thông qua các nghị định, thông tư quy định cụ thể công tác đánh giá kỹ năng…

 

Việc kết hợp giữa Dn và nhà trường giúp hàng chục ngàn sinh viên hưởng lợi.
Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH): "Chú trọng việc đánh giá theo chuẩn Quốc gia và phát triển kỹ năng nghề của những nghề mới mà thị trường sẽ có nhu cầu".

Tạo điều kiện cho mọi người lao động có kỹ năng được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc gia để tham gia vào thị trường lao động. Điều này giúp cho DN sử dụng và người lao động sẽ thuận lợi khi tìm việc.

Việt Nam bắt đầu áp dụng cách chính sách ràng buộc, cụ thể là các nghề liên quan tới an toàn, sức khỏe cộng đồng thì bắt buộc phải qua đánh giá kỹ năng nghề. Điều này chủ yếu hướng tới chủ doanh nghiệp.

Năng cao năng lực Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia. Chúng ta đã tham khảo các kinh nghiệm đánh giá của Nhật Bản, Hàn Quốc để hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống. Đồng thời, chúng ta cần lưu ý yếu tố nguồn lực của hệ thống, năng lực của đánh giá viên và hoàn thiện phương pháp quy trình đánh giá.

Chú trọng việc đánh giá theo chuẩn quốc gia và phát triển kỹ năng nghề của những nghề mới mà thị trường sẽ có nhu cầu.

Hiện trong thế giới phẳng, chúng ta phải đào tạo theo tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến, chúng ta phải đánh giá để nâng cao kỹ năng nghề.

Hoàng Mạnh