Hứa rồi nuốt lời
Sự chân thành và trân quý người lao động là chất keo kết dính tốt nhất cho mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
“Trước tình hình khó khăn của công ty, giám đốc kêu gọi công nhân (CN) cùng nhau hiệp lực để đưa công ty khỏi bờ vực phá sản. Ông nói rằng ông yêu quý CN như anh chị em trong nhà và sẽ cố gắng điều chỉnh những điều bất công, bất hợp lý đang tồn tại để xây dựng thành một công ty chân chính, nghĩa tình và kỷ luật.
Chúng tôi rất xúc động trước lời kêu gọi ấy và bảo nhau phải tận lực hơn nữa để cống hiến cho công ty. Thế nhưng, những gì ông ấy làm sau đó hoàn toàn ngược lại với lời nói”. Chị Nguyễn Thị Huệ, CN Công ty C. (huyện Củ Chi, TP HCM), bức xúc.
Sản xuất đình trệ vì “hứa lèo”
CN cho biết cuối năm 2014, công ty thông báo làm ăn thua lỗ nên chỉ thưởng Tết bằng 90% tháng lương cơ bản của mỗi CN và trả vào 2 đợt. Đợt 1 trả 60% vào kỳ lương tháng 1-2015, đợt 2 trả 30% vào kỳ lương tháng 3-2015 với điều kiện CN phải đạt được sản lượng 70% trở lên.
Thế nhưng, đến hẹn, CN đạt chỉ tiêu sản lượng mà công ty vẫn không chịu trả 30% thưởng còn lại mà tiếp tục hứa đến giữa tháng 7-2015 mới thanh toán. “Số tiền thưởng còn lại khoảng 1-2 triệu đồng/người tuy không nhiều nhưng khi nhận nó, chúng tôi thấy được thành ý, sự ghi nhận của công ty đối với những cống hiến của mình sau 1 năm làm việc, đồng thời nó cũng tạo động lực để chúng tôi cố gắng nhiều hơn trong thời gian tới.
Nhưng cách hành xử của công ty như hiện nay khiến chúng tôi thấy chán nản, hoài nghi và không thể tận lực làm việc” - CN Nguyễn Văn Thành cho biết.
Nếu như sau 6 ngày ngừng việc, CN Công ty C. trở lại làm việc với tâm trạng uể oải, thì tại Công ty S.R (KCN Tân Bình, TP HCM) hơn 100 CN trong tổng số 300 lao động đã nộp đơn xin nghỉ việc vì sự bội tín của giám đốc. Tết Nguyên đán vừa qua, công ty đã giữ lại 50% lương tháng thứ 13 của CN và hứa thanh toán vào ngày 10-4 cùng với tiền phép năm.
Đến hẹn, thấy công ty không có động tĩnh gì, tập thể CN làm đơn kiến nghị gửi giám đốc nhưng không được hồi âm. Dù có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, công ty vẫn viện cớ khó khăn về tài chính để từ chối trả thưởng cho CN. Chán nản, CN đồng loạt bỏ thưởng, nghỉ việc khiến công ty thiếu nhân lực, sản xuất đình trệ vì chỉ còn lại 3/7 chuyền may.
Trả giá vì bội tín
Cũng bị công ty “hứa lèo” về việc trả thưởng là chị Lê Mỹ Hạnh, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty Du lịch F.C (trụ sở đặt tại Hà Nội). Theo thỏa thuận khi nhận việc tại công ty vào cuối tháng 12-2013, ngoài thu nhập cơ bản 800 USD/tháng, nếu đạt doanh số, chị Hạnh sẽ có thêm khoản tiền thưởng trả vào cuối mỗi năm.
Cụ thể, nếu đạt 10-100 khách (trong thời gian kế hoạch) được thưởng 200 USD/tháng, đạt 101-200 khách đi châu Âu thưởng 500 USD/tháng và đạt từ 301-400 khách đi châu Âu thưởng 650 USD/tháng.
Đến đầu năm 2015, không thấy công ty trả thưởng như thỏa thuận, chị Hạnh thắc mắc thì chỉ được nhận 23,8% số tiền. Không đồng tình, chị Hạnh tiếp tục đề nghị thanh toán thì giám đốc yêu cầu chị làm đơn thôi việc. Do chị Hạnh không đồng ý, công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị. Mới đây, sau khi biết chị Hạnh khiếu nại đến các cơ quan chức năng, công ty mới đồng ý trả hơn 7.000 USD cho khoản tiền thưởng và bồi thường vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, nhận định: Tiền thưởng không mang bản chất như tiền lương là trả công mà nó thay lời cảm ơn cho sự cống hiến của người lao động (NLĐ) đối với doanh nghiệp (DN).
Bên cạnh đó, việc “cho” đúng cách sẽ là chất keo kết dính tốt nhất giữa NLĐ và người sử dụng lao động, giúp đẩy lùi những bất mãn trong quan hệ lao động và khiến NLĐ thực sự tâm huyết, gắn bó với DN. Ngược lại, cách “cho” không phù hợp đôi khi khiến DN phải hứng hậu quả khôn lường.
Chúng tôi rất xúc động trước lời kêu gọi ấy và bảo nhau phải tận lực hơn nữa để cống hiến cho công ty. Thế nhưng, những gì ông ấy làm sau đó hoàn toàn ngược lại với lời nói”. Chị Nguyễn Thị Huệ, CN Công ty C. (huyện Củ Chi, TP HCM), bức xúc.
Sản xuất đình trệ vì “hứa lèo”
CN cho biết cuối năm 2014, công ty thông báo làm ăn thua lỗ nên chỉ thưởng Tết bằng 90% tháng lương cơ bản của mỗi CN và trả vào 2 đợt. Đợt 1 trả 60% vào kỳ lương tháng 1-2015, đợt 2 trả 30% vào kỳ lương tháng 3-2015 với điều kiện CN phải đạt được sản lượng 70% trở lên.
Công nhân một doanh nghiệp ở huyện Củ Chi, TP HCM ngừng việc vì không đồng tình với cách trả thưởng của doanh nghiệp
Thế nhưng, đến hẹn, CN đạt chỉ tiêu sản lượng mà công ty vẫn không chịu trả 30% thưởng còn lại mà tiếp tục hứa đến giữa tháng 7-2015 mới thanh toán. “Số tiền thưởng còn lại khoảng 1-2 triệu đồng/người tuy không nhiều nhưng khi nhận nó, chúng tôi thấy được thành ý, sự ghi nhận của công ty đối với những cống hiến của mình sau 1 năm làm việc, đồng thời nó cũng tạo động lực để chúng tôi cố gắng nhiều hơn trong thời gian tới.
Nhưng cách hành xử của công ty như hiện nay khiến chúng tôi thấy chán nản, hoài nghi và không thể tận lực làm việc” - CN Nguyễn Văn Thành cho biết.
Nếu như sau 6 ngày ngừng việc, CN Công ty C. trở lại làm việc với tâm trạng uể oải, thì tại Công ty S.R (KCN Tân Bình, TP HCM) hơn 100 CN trong tổng số 300 lao động đã nộp đơn xin nghỉ việc vì sự bội tín của giám đốc. Tết Nguyên đán vừa qua, công ty đã giữ lại 50% lương tháng thứ 13 của CN và hứa thanh toán vào ngày 10-4 cùng với tiền phép năm.
Đến hẹn, thấy công ty không có động tĩnh gì, tập thể CN làm đơn kiến nghị gửi giám đốc nhưng không được hồi âm. Dù có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, công ty vẫn viện cớ khó khăn về tài chính để từ chối trả thưởng cho CN. Chán nản, CN đồng loạt bỏ thưởng, nghỉ việc khiến công ty thiếu nhân lực, sản xuất đình trệ vì chỉ còn lại 3/7 chuyền may.
Trả giá vì bội tín
Cũng bị công ty “hứa lèo” về việc trả thưởng là chị Lê Mỹ Hạnh, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty Du lịch F.C (trụ sở đặt tại Hà Nội). Theo thỏa thuận khi nhận việc tại công ty vào cuối tháng 12-2013, ngoài thu nhập cơ bản 800 USD/tháng, nếu đạt doanh số, chị Hạnh sẽ có thêm khoản tiền thưởng trả vào cuối mỗi năm.
Cụ thể, nếu đạt 10-100 khách (trong thời gian kế hoạch) được thưởng 200 USD/tháng, đạt 101-200 khách đi châu Âu thưởng 500 USD/tháng và đạt từ 301-400 khách đi châu Âu thưởng 650 USD/tháng.
Đến đầu năm 2015, không thấy công ty trả thưởng như thỏa thuận, chị Hạnh thắc mắc thì chỉ được nhận 23,8% số tiền. Không đồng tình, chị Hạnh tiếp tục đề nghị thanh toán thì giám đốc yêu cầu chị làm đơn thôi việc. Do chị Hạnh không đồng ý, công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị. Mới đây, sau khi biết chị Hạnh khiếu nại đến các cơ quan chức năng, công ty mới đồng ý trả hơn 7.000 USD cho khoản tiền thưởng và bồi thường vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, nhận định: Tiền thưởng không mang bản chất như tiền lương là trả công mà nó thay lời cảm ơn cho sự cống hiến của người lao động (NLĐ) đối với doanh nghiệp (DN).
Bên cạnh đó, việc “cho” đúng cách sẽ là chất keo kết dính tốt nhất giữa NLĐ và người sử dụng lao động, giúp đẩy lùi những bất mãn trong quan hệ lao động và khiến NLĐ thực sự tâm huyết, gắn bó với DN. Ngược lại, cách “cho” không phù hợp đôi khi khiến DN phải hứng hậu quả khôn lường.
Theo Báo Người lao động