Làn sóng khởi nghiệp 3:
Hành động là cốt lõi
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể giúp các chủ doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô công ty? Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể giúp hơn 10% doanh nghiệp khởi nghiệp tăng quy mô. Hoặc xa hơn nữa, nếu chúng ta có thể giảm con số 90% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại xuống còn một nửa?
Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn, điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta có thể giúp lãnh đạo các doanh nghiệp này tránh được việc phải cắt bỏ những bộ phận sản xuất không hiệu quả, giống như trường hợp Kodak phải đóng cửa bộ phận sản xuất máy ảnh kỹ thuật số?
Nếu việc đó diễn ra không chỉ ở nước Mỹ mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Hãy nghĩ đến tác động có thể được tạo ra với nền kinh tế của chúng ta.
Franck Nouyrigat, đồng sáng lập của Startup Weekend, đã giới thiệu khái niệm về gia tăng quy mô vào năm 2013. Ông định nghĩa việc gia tăng quy mô giống như “một doanh nghiệp tìm kiếm kích thước lớn nhất họ có thể đạt được”.
Franck đã gợi ý rằng chúng ta cần đầu tư sự tập trung và nỗ lực vào việc tạo ra sự gia tăng quy mô cho các doanh nghiệp một cách hết mình, giống như điều chúng ta đã làm với việc tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp. “Và tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó”, David Butler nhấn mạnh.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta mới bắt đầu lờ mờ hình dung ra được một phần những gì có thể xảy ra khi những doanh nghiệp khởi nghiệp bắt tay với các công ty lớn, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia, cùng nhau nỗ lực để tạo ra hình thức kinh doanh mới. Tôi không nói về việc các doanh nghiệp lớn, đã thành công gây quỹ hay cố vấn cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Điều tôi muốn nói tới chính là khi tất cả các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty lớn đều hiểu rằng mình có những thế mạnh gì có thể đưa lên bàn đàm phán, cùng nhau thiết kế và xây dựng những điều mới”, David gợi ý.
Điều gì có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp lớn cởi mở chia sẻ những tài sản của họ - thương hiệu, mối quan hệ, các kênh phân phối - và kết hợp với các doanh nhân trẻ để tạo ra lợi nhuận theo cách hoàn toàn mới?
Điều này có thể mở ra một cấp độ hoàn toàn mới về độ đa dạng và các hoạt động kinh tế trong hệ sinh thái. Hãy tưởng tượng, nhiều nữ lãnh đạo hơn, nhiều nhân viên hơn, nhiều trẻ em, nhiều ngành công nghiệp hơn, nhiều quốc gia hơn sẽ thu lợi từ hình thức hợp tác này.
Tuy vậy, hình thức này sẽ thách thức quan niệm truyền thống về khái niệm “doanh nhân khởi nghiệp”. Bởi khởi nghiệp, thực chất, cốt lõi của nó, chính là việc hành động! Khi ai đó nói điều gì đó không thể thực hiện, các doanh nhân khởi nghiệp tìm ra cách để nó trở thành hiện thực. Họ tạo ra những đội nhóm, họ tìm ra nguồn tài chính, và họ đạt được thành công.
“Tôi tin rằng bạn không cần thiết phải bắt đầu dự án kinh doanh của riêng bạn mới có thể là một doanh nhân khởi nghiệp. Chúng ta đều bắt đầu những thứ mới mỗi ngày: dự án mới, kế hoạch mới, đội nhóm mới và những quy trình mới. Chúng ta đều muốn những điều mới này thành công, để gia tăng quy mô, và thành công nhất có thể.
Do vậy, trong khi bạn có thể không bao giờ bắt đầu công việc kinh doanh mới của bạn, bạn có thể ít nhất hãy nghĩ và hành động như một doanh nhân khởi nghiệp, bất kể bạn đang làm gì”, David nói.
Bạn hãy tưởng tượng nếu bạn, doanh nghiệp của bạn, tổ chức của bạn và cộng đồng của bạn có thể tạo ra một văn hoá hành động. Và hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể tạo ra văn hoá đó khắp mọi nơi. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta có thể trao quyền cho những nhân viên trong công ty mình, hay tất cả mọi người làm việc đó?
Chúng ta có thể tạo ra nhiều việc làm hơn, những nền kinh tế khoẻ mạnh hơn, nhiều cơ hội hơn, sự đa dạng hơn, và thậm chí xã hội giàu có hơn trên toàn thế giới, nếu làm được như vậy, theo David Butler.
Nếu việc đó diễn ra không chỉ ở nước Mỹ mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Hãy nghĩ đến tác động có thể được tạo ra với nền kinh tế của chúng ta.
Franck Nouyrigat, đồng sáng lập của Startup Weekend, đã giới thiệu khái niệm về gia tăng quy mô vào năm 2013. Ông định nghĩa việc gia tăng quy mô giống như “một doanh nghiệp tìm kiếm kích thước lớn nhất họ có thể đạt được”.
Franck đã gợi ý rằng chúng ta cần đầu tư sự tập trung và nỗ lực vào việc tạo ra sự gia tăng quy mô cho các doanh nghiệp một cách hết mình, giống như điều chúng ta đã làm với việc tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp. “Và tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó”, David Butler nhấn mạnh.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta mới bắt đầu lờ mờ hình dung ra được một phần những gì có thể xảy ra khi những doanh nghiệp khởi nghiệp bắt tay với các công ty lớn, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia, cùng nhau nỗ lực để tạo ra hình thức kinh doanh mới. Tôi không nói về việc các doanh nghiệp lớn, đã thành công gây quỹ hay cố vấn cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Điều tôi muốn nói tới chính là khi tất cả các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty lớn đều hiểu rằng mình có những thế mạnh gì có thể đưa lên bàn đàm phán, cùng nhau thiết kế và xây dựng những điều mới”, David gợi ý.
Điều gì có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp lớn cởi mở chia sẻ những tài sản của họ - thương hiệu, mối quan hệ, các kênh phân phối - và kết hợp với các doanh nhân trẻ để tạo ra lợi nhuận theo cách hoàn toàn mới?
Điều này có thể mở ra một cấp độ hoàn toàn mới về độ đa dạng và các hoạt động kinh tế trong hệ sinh thái. Hãy tưởng tượng, nhiều nữ lãnh đạo hơn, nhiều nhân viên hơn, nhiều trẻ em, nhiều ngành công nghiệp hơn, nhiều quốc gia hơn sẽ thu lợi từ hình thức hợp tác này.
Tuy vậy, hình thức này sẽ thách thức quan niệm truyền thống về khái niệm “doanh nhân khởi nghiệp”. Bởi khởi nghiệp, thực chất, cốt lõi của nó, chính là việc hành động! Khi ai đó nói điều gì đó không thể thực hiện, các doanh nhân khởi nghiệp tìm ra cách để nó trở thành hiện thực. Họ tạo ra những đội nhóm, họ tìm ra nguồn tài chính, và họ đạt được thành công.
“Tôi tin rằng bạn không cần thiết phải bắt đầu dự án kinh doanh của riêng bạn mới có thể là một doanh nhân khởi nghiệp. Chúng ta đều bắt đầu những thứ mới mỗi ngày: dự án mới, kế hoạch mới, đội nhóm mới và những quy trình mới. Chúng ta đều muốn những điều mới này thành công, để gia tăng quy mô, và thành công nhất có thể.
Do vậy, trong khi bạn có thể không bao giờ bắt đầu công việc kinh doanh mới của bạn, bạn có thể ít nhất hãy nghĩ và hành động như một doanh nhân khởi nghiệp, bất kể bạn đang làm gì”, David nói.
Bạn hãy tưởng tượng nếu bạn, doanh nghiệp của bạn, tổ chức của bạn và cộng đồng của bạn có thể tạo ra một văn hoá hành động. Và hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể tạo ra văn hoá đó khắp mọi nơi. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta có thể trao quyền cho những nhân viên trong công ty mình, hay tất cả mọi người làm việc đó?
Chúng ta có thể tạo ra nhiều việc làm hơn, những nền kinh tế khoẻ mạnh hơn, nhiều cơ hội hơn, sự đa dạng hơn, và thậm chí xã hội giàu có hơn trên toàn thế giới, nếu làm được như vậy, theo David Butler.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
David Butler - Phó chủ tịch mảng sáng tạo của Coca-cola, trong cuốn sách mới có tên Thiết kế để vươn lên: Cách Coca-Cola kết hợp quy mô và sự nhạy bén (và bạn cũng có thể) (đồng tác giả cùng Linda Tischler), đã khám phá mối quan hệ giữa thiết kế, khởi nghiệp và phát triển tổ chức, đồng thời, chỉ ra điều gì cần thiết để nắm bắt làn sóng khởi nghiệp kế tiếp. |