Giao lưu giải đáp chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2017-2018

Buổi giao lưu được thực hiện từ 9h30 - 11h30h ngày 2/10. Chương trình do Báo Dân trí và Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) thực hiện lần 1 trong năm 2017 nhằm giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2017-2018.

Bạn đọc có câu hỏi về chính sách bảo hiểm thất nghiệp và muốn được giải đáp, xin gửi câu hỏi về địa chỉ email: hoangmanh@dantri.com.vn. Ông Lê Quang Trung - Cục Phó Cục Việc làm sẽ trả các câu hỏi của bạn đọc.

MỜI BẠN ĐỌC NHẤN F5 ĐỂ ĐỌC THÔNG TIN CẬP NHẬT

Bạn Lưu Đức Hoà (Đồng Nai) hỏi: Tôi là công nhân khu công nghiệp Đồng Nai. Tôi đã có hơn 8 năm làm việc và được công ty tại đây đóng BHXH BHTN. Sắp tới tôi sẽ nghỉ việc tại công ty này. Vậy xin hỏi tôi phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan nào? Các giấy tờ cần thiết gồm những gì?

Trả lời:

- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Sổ bảo hiểm xã hội (Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động).

Như vậy, nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông Lưu Đức Hòa nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo các quy định nêu trên.

Bạn Nguyễn Văn Dũng (TP HCM): Tôi đã có hơn 9 năm làm việc ở một công ty TNHH tại TP HCM. Tuy nhiên, cách đây hơn 1 năm, công ty đã lâm vào tình trạng phá sản, hoạt động ngừng trệ, lương và các chế độ của người lao động không được đóng. Dự kiến cuối tháng 9, tôi sẽ chủ động nghỉ việc ở công ty này. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, chế độ bảo hiểm thất nghiệp của tôi xử lý ra sao?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, nếu ông Nguyễn Văn Dũng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn theo quy định Khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm.

Một bạn đọc hỏi: Tôi là một công nhân ở KCN tại tỉnh Bình Dương và đã được công ty đóng BHXH, BHTN được hơn 4 năm. Nếu tôi xin nghỉ việc và xin về quê ở Thanh Hoá thì xin hỏi: Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Việc khai báo tình trạng việc làm sau đó ở đâu?

Trả lời:

- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn bao gồm:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Sổ bảo hiểm xã hội (Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động).

- Theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Trường hợp bất khả kháng. Nếu người lao động thuộc các trường hợp này thì phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, kể từ ngày ông/bà chấm dứt hợp đồng lao động, ông/bà có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa (nơi bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp) và hằng tháng phải đến thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa theo các quy định nêu trên.

Bạn Nguyễn Phạm Độ (Quốc Oai, Hà Nội) hỏi: Hiện nay việc đăng ký học nghề và chi phí học nghề cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào? Trường hợp người lao động muốn học một nghề có chi phí cao hơn quy định thì có được hỗ trợ thêm không? Có quy định cụ thể các ngành nghề đào tạo cho nội dung học nghề trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động thành lập trong thời thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

- Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định nêu trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.

- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề (sau đây được viết tắt là cơ sở dạy nghề). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.

Nhu vậy, nếu ông/bà đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo. Nếu người lao động tham gia khóa học nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ, người lao động sẽ phải tự chi trả phần chi phí vượt quá đó. Hiện nay, các quy định về hỗ trợ học nghề cho người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp không quy định cụ thể nghề được hỗ trợ.

Bạn Võ Anh (Lâm Đồng) hỏi: Em trai tôi mới nhận trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội nhưng vô tình lại được người quen tìm giúp được việc làm mới. Do bận rộn quá, sau khi có việc làm 1 tháng, em tôi mới tới Trung tâm dịch vụ việc làm - nơi nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp - thì được thông báo sẽ phải chịu nộp phạt. Vậy xin hỏi quy định xử lý như vậy có đúng hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Trường hợp bất khả kháng.

Theo Khoản 10 Điều 30 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi có việc làm mới.

Theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi tìm được việc làm mới sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.

Như vậy, nếu người lao động không đến thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.

Bạn Nguyễn Văn Dũng (Thanh Hoá) hỏi: Tôi có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được 65 tháng, tính đến khi tôi chấm dứt HĐLĐ. Xin hỏi nếu giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được hưởng bao nhiêu tháng, mức hưởng so với lương lúc đi làm thế nào? Hưởng trợ cấp thất nghiệp rồi thời gian đóng BHXH của tôi để tính hưởng các chế độ BHXH sau này có bị ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, nếu bạn có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 65 tháng thì bạn được hưởng 05 tháng trợ cấp thất nghiệp và được bảo lưu 05 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện theo quy định.

Bảo hiểm xã hội được điều chỉnh bởi các quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh bởi các quy định trong Luật Việc làm vì vậy chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 2 chế độ độc lập nên việc hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

Bạn đọc Xuân Cường (Thanh Hoá): Xin cho hỏi, quy định về xử phạt về các hành vi vi phạm chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành ra sao ? (thủ tục lập hồ sơ, giả mạo - làm giả hồ sơ, chậm khai báo…)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động, người sử dụng lao động và cơ sở dạy nghề có các hành vi sau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm thất nghiệp:

- Đối với người sử dụng lao động:

+ Chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

+ Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

+ Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật;

+ Có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp giả mạo;

+ Có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

+ Không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

+ Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội;

+ Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.

- Đối với người lao động:

+ Có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

+ Có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Đối với cơ sở đào tạo nghề:

+ Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm;

+ Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm.

Hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP nêu trên.

Bạn Nguyễn Văn Tố (Bắc Ninh) hỏi: Người nhà tôi đang hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hàng tháng, người nhà tôi vẫn báo tình trạng việc làm với nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, tôi nghe nói có trường hợp không phải báo cáo tình trạng việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều này có đúng hay không, kính đề nghị quý cơ quan giải đáp?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ; đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề; thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.

Như vậy, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Bạn Lưu Trinh (Hà Nội) hỏi: Anh tôi đang hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp được 2 tháng. Nhưng gia đình có việc đột xuất phải cử anh tôi đi ra nước ngoài một thời gian dài. Vậy việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ra sao? Anh tôi có được lĩnh bảo hiểm thất nghiệp “một gói” hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp bất khả kháng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm thì Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây: Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại sẽ không được bảo lưu theo quy định này. Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp không còn chế độ trợ cấp một lần.

Bạn Doãn Công Minh (Đồng Tháp) hỏi: Tôi đã tham gia BHXH, BHTN được hơn 50 tháng. Cuối tháng 9, tôi sẽ nghỉ việc ở công ty cũ và làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Vậy thời gian tham gia BHXH, BHTN trước đây của tôi có bị ảnh hưởng gì không? Tình trạng nghỉ việc trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp này liệu có ảnh hưởng tới quy định trên thẻ BHYT ghi là “thời gian 5 năm tham gia liên tục hay không…”?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm nếu không tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội được điều chỉnh bởi các quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh bởi các quy định trong Luật Việc làm.

Như vậy, bạn Minh sẽ được hưởng bảo hiểm nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến các chế độ bảo hiểm xã hội. Và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế, bạn vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ của người tham gia theo quy định.

Bạn Tuấn Phong (Bắc Giang) hỏi: Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ 1/1/2018 người lao động có HĐLĐ từ 1-3 tháng cũng được tham gia BHXH. Vậy chế độ bảo hiểm thất nghiệp với đối tượng này sẽ ra sao?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm ngày 16/11/2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nêu trên.

Bạn đọc Ngân Giang (Bắc Ninh): Xin hỏi trước đây, vì công việc nên tôi ở Bắc Ninh, hiện tại tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vì công việc gia đình, tôi phải về Hải Dương. Vậy hằng tháng tôi phải quay lại Bắc Ninh để thông báo tìm kiếm việc làm và nhận tiền trợ cấp thất nghiệp hay cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi tiền cho tôi?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, bạn có thể đến Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh để làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương cho thuận tiện trong việc nhận trợ cấp thất nghiệp và thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng.

Bạn Lê Tiến Chức (Hoài Đức, Hà Nội) hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 9/1984 đến nay. Hiện công ty gặp khó khăn nên thông báo cho tôi nghỉ việc từ ngày 1/10/2017 nhưng đến ngày 5/5/2018 tôi mới đủ tuổi nghỉ hưu. Như vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 1/10/2017 đến 30/4/2017 tôi có được nhận trợ cấp thất nghiệp hay không và nếu có thì tôi được nhận mấy tháng trợ cấp thất nghiệp?

Trả lời

- Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theoquy định;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

- Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi hưởng lương hưu hằng tháng. Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng lương hưu hằng tháng của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện; người lao động sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi hưởng lương hưu hằng tháng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo các quy định nêu trên.

Bạn Đức Khuê (Hiệp Hoà, Bắc Giang) hỏi: Bố tôi vừa chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng hiện tại đang ốm phải nằm viện, tôi có thể thay bố tôi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được không? Và nếu bố tôi phải nằm viện nhiều ngày, tôi có thể đi nhận trợ cấp thất nghiệp thay được không?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ nếu thuộc trường hợp ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

Theo quy định tại điểm a, Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc trường hợp ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng ốm đau không thể trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm, có thể ủy quyền cho người khác mang đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về trường hợp ốm đau, giấy ủy quyền đến Trung tâm dịch vụ việc làm để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bạn Phạm Hồng Hạnh (Gia Viễn, Ninh Bình) hỏi: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không và trong thời gian này người lao động có phải đóng bảo hiểm y tế hay không? Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động có tiếp tục được hưởng bảo hiểm y tế hay không ?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm ngày 16/11/2013 thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bạn Lưu Ngọc Mai (Bến Tre) hỏi: Tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và được hỗ trợ học nghề, vì một số lí do tôi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, vậy tôi có còn được hỗ trợ học nghề nữa không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.

Như vậy, người lao động dù bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề theo quyết định về việc hỗ trợ học nghề.

Bạn Nguyễn Thanh Phúc (Hà Nam) hỏi: Tôi phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng từ lúc đi làm cho đến nay sắp nghỉ hưu, vậy tôi có thể nhận số tiền tôi đã đóng không vì tôi không thất nghiệp nên không thể nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theoquy định;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật việc thì “bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm mang tính xã hội, một chính sách an sinh xã hội được xây dựng trên nguyên tắc mức hưởng được tính trên mức đóng, thời gian đóng và có sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (do mức đóng của người lao động 01 năm là 12% tiền lương nhưng mức hưởng là 60% tiền lương và tối thiểu 01 người hưởng là 03 tháng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 180% tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra còn các chế độ hỗ trợ khác) có sự hỗ trợ của nhà nước và được nhà nước bảo hộ Quỹ.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng như chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn,… mà những người tham gia đóng nhưng không mong muốn gặp rủi ro để được hưởng các chế độ từ chính sách này.

Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp mang tính chia sẻ giữa những người tham gia, nhiều người lao động tham gia nhưng không bao giờ gặp rủi ro mất việc làm nên không hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác, người lao động cũng không thể khẳng định mình sẽ không có nguy cơ mất việc làm, khi gặp rủi ro mất việc làm người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, trường hợp không đủ điều kiện hưởng thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu để được hỗ trợ kịp thời khi bị mất việc làm lần sau.

Bạn Quỳnh Hoa (Phú Yên): Công ty của tôi có một số lao động đã ngoài 60 tuổi nhưng đóng bảo hiểm xã hội chưa đến 10 năm. Xin cho hỏi, nếu những lao động này vẫn tiếp tục làm việc thì công ty chỉ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và không đóng bảo hiểm thất nghiệp có được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Người lao động theo quy định nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, những người lao đồng này nếu giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định nêu trên mà không thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Bạn Mạnh Đạt (Cầu Diễn, Hà Nội) hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012, sau đó nghỉ việc. Từ tháng 6/2015 đến nay, tôi đi làm lại và đóng tiếp bảo hiểm theo sổ cũ. Vậy tôi có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Trả lời:

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theoquy định;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

Như vậy, trường hợp này, nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định nêu trên.

Bạn đọc Nguyễn Văn Nhạc (Hoà Bình) hỏi: Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 quy định các đối tượng là thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đến nay toàn bộ hiệu trưởng các trường công lập trên địa bàn huyện nơi tôi cư trú vẫn phải đóng bảo hiểm này. Hiệu trưởng các trường công lập trên địa bàn huyện có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Nếu không thì có được truy lĩnh lại số tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 quy định những người là công chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là công chức; người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước là công chức.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Việc làm ngày 16/11/2013 thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Qũy bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, hiệu trưởng các trường công lập trên địa bàn huyện nếu được coi là công chức thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định nêu trên. Việc thu số tiền đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bạn Đức Trường (Quốc Oai, Hà Nội) hỏi: Mức hưởng, thời gian hưởng và thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được quy định như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 50 Luật việc làm thì mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Bạn Lê Kim Hoa hỏi: Em làm việc và sống ở Nha Trang nhưng bây giờ chuyển về sống ở TP. Hồ Chí Minh, vậy em có thể đem sổ bảo hiểm xã hội và quyết định thôi việc của em về TP. Hồ Chí Minh làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở bất kì Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định nêu trên.

Bạn Trịnh Hoan (Thanh Hoá): Tôi xin hỏi nếu tôi bị chấm dứt hợp đồng lao động, đi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và tôi được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tôi đã nhận 2 tháng trợ cấp thất nghiệp, vì việc riêng tôi không thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng 3. Tiền trợ cấp thất nghiệp tháng 3 của tôi sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì sau thời hạn 03 tháng, kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Bạn Mai Quỳnh Hoa (TP Huế) hỏi: Em đang làm nhân viên BĐS, mảng kinh doanh là chung cư giá rẻ cho chủ đầu tư chung cư giá rẻ Hà Nội là công ty BĐS và dịch vụ địa chính Hà Nội, do quá trình làm ăn gặp khó khăn, công ty có thể bị giải thể. Em đã đóng bảo hiểm được 3 năm. Vậy cho em hỏi trong trường hợp công ty giải thể, em có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không và cách thức hoàn thiện hồ sơ ra sao ạ?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn bao gồm:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động, Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Sổ bảo hiểm xã hội (Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động).

Như vậy, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo các quy định nêu trên.

Bạn đọc từ địa chỉ mail: dominhtam...@gmail.com: Xin cho tôi hỏi về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào so với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm ngày 16/11/2013 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo quy định nêu trên.

Việc làm