1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Gian nan cơ hội tìm việc cho cử nhân ngành CXTH

“Kết quả khảo sát thời gian qua cho thấy, hơn 58% cử nhân ngành Công tác xã hội không biết xin việc ở đâu, 42 % cho rằng không đáp ứng được với yêu cầu nhà tuyển dụng, 27% cho rằng ngành học không hợp với thị trường”.

Gian nan cơ hội tìm việc cho cử nhân ngành CXTH
Đây là ý kiến của thạc sĩ Phan Thuận (Học viện Chính trị khu vực 4) trích dẫn kết quả khảo sát của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội trong tham luận “Khoảng trống giữa chính sách và việc làm của cử nhân ngành CXTH” tại Hội thảo nghề Công tác xã hội trung tuần tháng 11 tại Hà Nội.

Theo thạc sĩ Phan Thuận: “Nhưng hiện chưa có cơ sở xã hội nào tuyển và trả lương cho những chức danh theo quy định về mã nghề do Bộ Nội Vụ ban hành. Mặc dù nhiều sinh viên đã và đang áp dụng tốt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn vào các lĩnh vực CTXH như chăm sóc trẻ em, ma túy, người khuyết tật và Aids…”.

Điều này tồn tại một khoảng trống giữa đào tạo và việc làm của cử nhân CTXH.

Trong khi đó, thạc sĩ Phan Thuận cho biết: hơn 3 năm qua, cả nước đã có hơn 32.000 nhân viên CTXH được đào tạo và nâng cao năng lực, khoảng 8.000 cử nhân CTXH được đào tạo …

Cuộc khảo sát còn cho thấy, 91 % cựu sinh viên cho rằng chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết và 89 % cho rằng chương trình đào tạo thiếu kỹ năng về việc làm.

Tác giả của nghiên cứu về việc làm cho cử nhân ngành CXTH cho rằng có 3 nguyên nhân chính: Nhận thức của xã hội mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghề CTXH như một việc làm từ thiện, sự thiếu hụt của đội ngũ giảng viên và kiểm huấn viên có chuyên môn và trải qua nghiệm trong nghề CTXH, sự thiếu hụt các cơ sở đào tạo nghề. Đặc biệt, chất lượng “đầu vào” của sinh viên ngành CTXH còn thấp hơn các ngành khác.

Để thu hẹp khoảng giữa đào tạo và việc làm cho nhân lực ngành CTXH, thạc sĩ Phan Thuận cho rằng các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về vai trò của nghề CTXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Về phía các nhà đào tạo cần trang bị cho sinh viên kỹ năng thương thuyết, làm việc với thân chủ, khả năng ứng tuyển. Đặc biệt, sinh viên cần tự trang bị kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đồng thời, sinh viên cũng nên tự tạo vốn xã hội như tích cực tham gia tình nguyện xã hội ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Phan Minh lược ghi

Tin liên quan:

Hội LHPN VN: Lồng ghép hoạt động CTXH trợ giúp phụ nữ yếu thế. Từ 2010-2014, các cấp hội phụ nữ đã triển khai trên 700 cuộc hội thảo, tập huấn về phòng chống bạo lực gia đình cho trên 100 báo cáo viên, cộng tác viên; 1280 cuộc tập huấn cho gần 80.000 tuyên truyền viên tạo cộng đồng dân cư; 195 cuộc nói chuyện chuyên đề và 30 cuộc tư vấn pháp lý lưu động về phòng chống bạo lực cho khoảng 18.600 hội viên nữ.

Hội LHPN VN: Triển khai mô hình thành công Ngôi nhà bình yên. Đây là mô hình trợ giúp phụ nữ, trẻ em bị buôn bán và bao lực gia đình, với 4 chức năng, như: Tham vấn tâm lý, nhà trẻ, nhà trú ẩn an toàn và dịch vụ miễn phí. Mô hình đã giúp đỡ được 400 lượt phụ nữ là nạn nhân bao lực gia đình, tư vấn trên 2.000 lượt có nguy cơ bạo lực gia đình và bị bao lực gia đình đến từ 35 tỉnh, thành phố. Mô hình đang triển khai ở nhiều tỉnh thành như: Phú Thọ, Đồng Tháp, Quảng Trị, Kiên Giang…

Trung tâm CTXH Quảng Ninh: Quản lý 500 đối tượng yếu thế. Các đối tương gồm trẻ em lang thang, người khuyết tật, người tâm thần, người cao tuoir và người nghèo, nhiễm HIV. Trong những tháng qua, Trung tâm đã thực hiện tham vấn tâm lý cho hơn 250 người và gia đình, hỗ trợ giải quyết cho 10 trường hợp hưởng trợ cấp xã hội hành tháng, 2 trường hợp đang hoàn thiện thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiếm xã hội…

Bắc Giang: Trên 4.000 lượt trẻ em được phẫu thuật tim, phục hồi chức năng.  Đây là kết quả sau 10 năm triển khai Chương trình Hành động vì trẻ em trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Chương trình còn tặng xe lăn cho trên 1.000 trẻ em khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam; tặng học bổng và xe đạp cho trên 2.000 trẻ vượt qua hoàn cảnh khó khăn…

Hội thảo “Đề án phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2015-2020”. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH thực hiện cuối tháng 11 tại Quảng Ninh. Hội thảo chia sẻ thông tin về vai trò của trợ giúp xã hội trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; phát triển mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; thực trạng mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.