Giải pháp cho người lao động từ việc phát triển dự án tại địa phương

Trường Thịnh

(Dân trí) - Khi công việc tại một số nơi ở thành phố, khu công nghiệp lớn thiếu ổn định, không ít lao động đã lựa chọn trở về quê kiếm việc làm để cảm thấy "an toàn" hơn.

Nhu cầu về quê làm việc

Vừa qua, hàng nghìn lao động tại các khu công nghiệp lớn ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai mất việc do nhu cầu sản xuất và đơn hàng của nhiều doanh nghiệp lớn giảm mạnh.

Có thể chưa phải là tối ưu và phổ biến nhất, nhưng lựa chọn trở về quê để kiếm việc làm là một trong những giải pháp mà một số người lao động hướng đến. Một số người trở về quê làm việc vì khó khăn tài chính khi doanh nghiệp cắt giảm giờ làm, nhân sự, một số người muốn trở về chỉ đơn giản là để gần gia đình. Vì vậy, việc phát triển đa dạng dự án tại các địa phương là một trong những giải pháp đáng lưu ý trong việc giải quyết các vấn đề lao động.

Chị Nguyễn Thị Thủy (32 tuổi, trú tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) có 10 năm sống tại TPHCM, chị làm phụ việc cho một phòng khám nha khoa và đã lập gia đình tại đây. Vào tháng 7/2019, sau biến cố cá nhân, chị Thủy quyết định đem con về quê, nương tựa ông bà. Tuy nhiên, với chuyên môn dang dở, chị khó có thể có mức lương đủ nuôi sống và chăm lo gia đình.

May mắn với chị Thủy, vào thời điểm này, Khu nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana, dự án "tỷ đô" nằm ngay trên địa bàn quê chị, được khởi công vào tháng 4/2016 đã đi vào hoạt động và có nhu cầu tuyển dụng. Dù không có kinh nghiệm trong ngành du lịch nghỉ dưỡng, chị Thủy vẫn mạnh dạn nộp hồ sơ. Với chút vốn liếng ngoại ngữ hạn chế, nhưng lại có ưu thế đã từng học võ thuật, chị Thủy trúng tuyển vào Bộ phận Bảo an của Hoiana, bắt đầu công việc từ tháng 12/2019.

Giải pháp cho người lao động từ việc phát triển dự án tại địa phương - 1

Chị Nguyễn Thị Thủy làm việc trong một ngành dịch vụ mới mẻ của Việt Nam (Ảnh: Hoiana).

"Với mức lương hiện tại, dù không cao như ở TPHCM nhưng tôi cảm thấy cũng thoải mái do ở gần nhà, phù hợp với mức sống ở quê, đi lại ít tốn kém, có thời gian chăm sóc con cái... Trong hai năm xảy ra dịch Covid-19, dù công ty khó khăn nhưng tôi vẫn giữ được công việc, được nhận mức lương cơ bản đủ hỗ trợ trang trải chi phí", Nguyễn Thị Thủy chia sẻ.

Sau ba năm làm việc, bắt đầu từ vị trí nhân viên, hiện chị Thủy đã là quyền giám sát nhóm tại một bộ phận rất đặc thù - Bảo an cho khu dịch vụ vui chơi có thưởng. Đây là một ngành dịch vụ rất mới tại Việt Nam nên đòi hỏi chị phải nhanh nhạy trong quan sát, nắm bắt tình hình, phối hợp ăn ý với đồng nghiệp, lại phải biết cách xử lý tình huống "vừa cứng rắn vừa mềm mỏng".

Chị Thủy chia sẻ dù công việc an ninh thường dành cho nam giới, nhưng đối với nữ như Thủy chị cũng có nhiều lợi thế, thậm chí còn hơn nam giới, như sự mềm dẻo trong xử lý công việc, dễ dàng hỗ trợ, giúp đỡ các khách nữ,… Làm việc tại Hoiana được 3 năm, hiện chị Thủy chỉ muốn gắn bó với công ty vì gần nhà ở đây, gần bố mẹ và con cái ở đây, đồng nghiệp quý mến,… Với tinh thần thoải mái, chị hoàn toàn không có ý định nhảy việc.

Nhiều cơ hội việc làm tại khu nghỉ dưỡng Hoiana, Quảng Nam

Bà Phan Thị Lan (tỉnh Quảng Nam) là một trong những nhân sự đầu tiên của Hoiana, khi dự án mới chỉ nằm trên thiết kế. Qua nhiều năm gắn bó, bà hiện là Phó chủ tịch phụ trách nguồn nhân lực của Hoiana với gần 2.000 lao động. Trong đó, trên 70% lao động là người Quảng Nam - Đà Nẵng, còn lại là lao động đến từ các tỉnh thành khác.

Giải pháp cho người lao động từ việc phát triển dự án tại địa phương - 2

Bà Phan Thị Lan cho biết, Hoiana triển khai chiến lược phát triển nhân sự địa phương (Ảnh: Hoiana).

Theo bà Lan, Hoiana có nhiều kế hoạch phát triển nguồn nhân lực địa phương nhằm đảm bảo chiến lược nhân sự bền vững và hỗ trợ cộng đồng. Từ khi đi vào hoạt động, khu nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana luôn ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực địa phương cho các vị trí phù hợp.

"Cơ hội nghề nghiệp tại Hoiana rất rộng mở, chỉ cần người lao động có khả năng đào tạo, có tinh thần ham học hỏi, thái độ tích cực và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty", bà Lan nói.

Bà Lan cho biết, vào mỗi thứ 6 hàng tuần, Hoiana đều tổ chức buổi định hướng nghề nghiệp và tuyển dụng tại trụ sở công ty, tập trung chủ yếu vào người dân địa phương. Người lao động quan tâm có thể tiếp cận thông tin, tìm hiểu công việc và trao đổi trực tiếp với bộ phận tuyển dụng.

Giải pháp cho người lao động từ việc phát triển dự án tại địa phương - 3
Dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana (Ảnh: Hoiana).

Ông Steve Wolstenholme, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hoiana chia sẻ thêm: "Hoiana chú trọng tới việc phát triển nhân sự, nhất là lực lượng nhân sự cơ hữu tại địa phương. Mỗi năm, chúng tôi dành ít nhất 100 giờ đào tạo dưới nhiều hình thức cho mỗi nhân viên, giúp nhân viên được cập nhật những kỹ năng mới cũng như tìm thấy nhiều cơ hội để phát triển bản thân hơn. Nhân viên được chuyển giao công nghệ, đào tạo tại chỗ từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Điều này mang đến sự phát triển bền vững cho công ty và lao động địa phương".

Đánh giá về tác động của việc xuất hiện dự án Hoiana, ông Nguyễn Thế Đức, Phó Chủ tịch huyện Duy Xuyên, cho hay, Duy Nghĩa nằm ở khu nghỉ dưỡng Hoiana trước đây được xác định là bãi ngang ven biển, khá khó khăn. Từ khi có Hoiana đầu tư đã góp phần thay đổi bộ mặt xã Duy Hải, Duy Nghĩa, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương giúp cho người dân có thu nhập ổn định, đời sống xã hội của người dân ngày càng thay đổi, phát triển.