GĐ “né” Hợp đồng lao động, trì hoãn trả lương có phạm luật?
Sau 2 tháng thử việc tại Trung tâm ngoại ngữ P.L.C, TP. Hồ Chí Minh, tôi nhiều lần đề nghị ký Hợp đồng chính thức và chế độ Bảo hiểm nhưng Giám đốc… né tránh; việc trả lương theo thỏa thuận cũng bị trì hoãn.
Hiện trung tâm ngoại ngữ P.L.C vẫn tuyển dụng nhiều vị trí mới mà hoàn toàn… hứa hẹn miệng, không có Hợp đồng lao động; giải quyết tình huống này như thế nào, mong được tư vấn giúp đỡ!
Luật sư tư vấn:
Về Hợp đồng lao động (HĐLĐ)
Thứ nhất, Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động (NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với người lao động (NLĐ). Thời gian thử việc là 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, 30 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp và 6 ngày đối với công việc khác.
Trường hợp sau thời gian thử việc đạt yêu cầu, NSDLĐ vẫn tiếp tục sử dụng NLĐ thì phải giao kết HĐLĐ.
Thứ hai, Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động 2012, trước khi nhận NLĐ vào làm việc, NSDLĐ và NLĐ phải trực tiếp giao kết hợp HĐLĐ. Căn cứ Điều 16 BLLĐ 2012, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản…, đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Về tiền lương
Căn cứ Điều 28 Bộ luật Lao động 2012, trong thời gian thử việc, tiền lương của NLĐ ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương của công việc đó. Căn cứ Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, NLĐ có quyền được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.
Trường hợp Bạn đọc không được đảm bảo quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động thì Bạn đọc có quyền kiến nghị trực tiếp với NSDLĐ để được giải quyết.
Theo Vietnamnet.vn