Đưa 21 thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản làm việc

(Dân trí) - 21 thực tập sinh hộ lý nói trên hoàn toàn do Việt Nam đào tạo và đáp ứng được nhu cầu khắt khe của Nhật Bản.

Thực hiện sự chỉ đạo của Cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động Thương binh và xã hội) tại Công văn số 1221/QLLĐNN-NBĐNA ngày 1/6/2018 về việc thí điểm triển khai đưa thực tập sinh (TTS) kỹ năng ngành hộ lý đi  thực tập tại Nhật Bản, Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS vinh dự là 1 trong 6 doanh nghiệp đầu tiên tại khu vực phía Bắc được cấp phép triển khai chương trình này.

Từ đó, công ty đã nỗ lực không ngừng để tuyển chọn nguồn TTS từ sinh viên các trường Y, Điều dưỡng trên toàn quốc đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có nguyện vọng và cam  kết tham gia chương trình này.

Chiều 28/1/2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS đã tổ chức Lễ xuất cảnh cho 21 TTS hộ lý đầu tiên của công ty sang Nhật Bản.

Nguyễn Tuấn Anh  Chủ tịch  HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS.jpg
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS.

 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch  HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS chia sẻ, để có kết quả đưa được 21 TTS hộ lý đầu tiên sang Nhật Bản làm việc là sự nỗ lực đàm phán của 2 bên và sự cố gắng học học của các học viên.

Ông Tuấn Anh đề nghị 21 TTS hộ lý đầu tiên này sang Nhật Bản làm việc phải tuân thủ nghiêm ngặt những cam kết của chương trình, đồng thời giữ hình ảnh đẹp của con người Việt Nam vốn cần cù chịu khó, ham học hỏi.

Bùi Thế Công Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội.jpg
Ông Bùi Thế Công – Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

 

Tại buổi lễ, ông Bùi Thế Công - Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho biết: “Trên toàn quốc có hơn 300 công ty được cấp phép xuất khẩu lao động, nhưng chỉ có 6 công ty được phép thí điểm chương trình này. Thực tập sinh ngành hộ lý sang Nhật Bản làm  việc có nhiều ưu thế là có nhiều việc làm, thu nhập cao. Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS là đơn vị có nhiều kinh nghiệm, đào tạo rất bài bản. Học viên học tại JVS mà bên Nhật Bản vẫn có thể kiểm tra được, từ đó cho thấy chất lượng đào tạo rất khắt khe và được nâng cao”.

Phạm Lê Tuấn nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.jpg
Ông Phạm Lê Tuấn – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế .

 

Ông Phạm Lê Tuấn – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, xuất khẩu lao động ngành hộ lý sang Nhật Bản là rất khó khăn mặc dù thị trường này đang có nhu cầu cao.

Tuy nhiên, để có  kết quả như ngày hôm nay cho thấy JVS đã tuyển chọn, đào tạo rất bài bản. Đây là cơ hội rất tốt để cho 21 TTS hộ lý nói trên phát triển nghề nghiệp, sau này trở về Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội phát triển.

duong.jpg

 

phu huynh phat bieu.jpg
Đại diện phụ huynh phát biểu tại buổi lễ.

Trước đó, tháng 6/2017, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với ba bộ trưởng Nhật Bản là Ngoại giao, Lao động, Pháp lý về việc triển khai thực hiện phái cử thực tập sinh Việt Nam sang thực tập; bản ghi nhớ có hiệu lực từ tháng 11/2017. Việc ký kết này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật làm điều dưỡng hộ lý.

 

Nguyễn Dương