Doanh nghiệp trong và ngoài nước: Lương chênh lệch tối đa 30%

Khảo sát lương, thưởng năm 2014 do Mercer, công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự và đại diện tại Việt Nam là công ty Talentnet cho thấy, mức lương cơ bản giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước có khoảng cách lớn. Sự chênh lệch càng lớn ở những vị trí quản lý cao.

* Chênh lệch
lương:

* Chênh lệch lương: Theo kết quả khảo sát, sự chênh lệch mức chi trả giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là 30%. Theo đó, phía dẫn đầu vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, sự khác biệt dần được nới rộng từ cấp chuyên viên đến cấp quản lý và ban giám đốc.

Các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng chi trả vượt quá khoảng lương cho vài vị trí chủ chốt hoặc cấp cao.

“Nhưng sẽ mất một vài năm nữa, mức chi trả trên mới theo kịp với các doanh nghiệp nước ngoài. Để thu hút, khuyến khích và giữ chân các nhân viên tài năng, doanh nghiệp trong nước thường sử dụng các ưu đãi như cấp cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu…” - Bà Nguyễn Hoa, đại diện bộ phận khảo sát, cho biết.

* Về khảo sát tỉ lệ thưởng: Ngành ngân hàng và dầu khí có mức thưởng cao nhất tương ứng 22,7% và 17,7%. Ngược lại với việc trả lương, các doanh nghiệp trong nước chi thưởng cao hơn doanh nghiệp nước ngoài.

Ngành thương mại và công nghệ có mức thưởng thấp nhất so với thị trường. Ban giám đốc và cấp quản lý có mức thưởng cao nhất thị trường, nhưng không khác biệt so với năm ngoái.

* Chênh lệch
lương:

Các gói phúc lợi cho nhân viên vẫn khá tương đồng như năm trước. Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế cá nhân (ngoại trú và nội trú) được dùng phổ biến ở các cấp. Để giữ chân nhân sự cấp cao, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng thêm gói phúc lợi khác như bảo hiểm nhân thọ và xe hơi.

* Về tỉ lệ nghỉ việc: Nhìn chung, tỷ lệ nghỉ việc ở các ngành giảm từ 2-3% so với năm trước. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc đạt mức thấp nhất trong 5 năm qua, với 12,2% ở các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngành dược phẩm, hàng tiêu dùng và bảo hiểm chứng kiến tỷ lệ nghỉ việc cao nhất, xảy ra do sự khan hiếm nhân lực giỏi. Ngoài ra, tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước (12.2% và 17.1.%).

Vị trí trưởng phòng kinh doanh, chuyên viên bán hàng và trưởng phòng tiếp thị vẫn là nhóm 3 công việc hot, được các công ty săn đón tuyển dụng và giữ chân nhiều năm qua. Trong những năm kinh tế khó khăn, vị trí quản lý bán hàng càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp hơn so với vị trí tiếp thị vì nguồn doanh thu trực tiếp mang về cho doanh nghiệp.

Phan Minh