1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

TPHCM:

Đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề ở nông thôn

(Dân trí) - TPHCM sẽ hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn từ 10 - 500 triệu đồng để đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, đổi mới dây chuyền công nghệ...

Đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề ở nông thôn - 1

TPHCM đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề ở nông thôn. (Ảnh Phạm Nguyễn). 

UBND TPHCM vừa ban hành quy chế về việc hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông và mức chi cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. 

Theo đó, TPHCM sẽ tập trung phát triển khuyến nông ở các lĩnh vực: Đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động.

Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn.

Tiếp tục hỗ trợ hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn. Tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước, ngoài nước để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp. Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề ở nông thôn - 2

Nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến nông sẽ được triển khai nhanh. (Ảnh Phạm Nguyễn)

Mức chi cụ thể như sau: Chi hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn 10 triệu đồng. Số tiền trên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và chi phí liên quan đến thành lập doanh nghiệp.

Chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụngsản xuất sạch trong công nghiệp nông thôn không quá 500 triệu đồng. Số tiền trên nhằm thay thế nguyên, nhiên, vật liệu, đổi mới thiết bị và đào tạo tay nghề. 

Ngoài ra, TP còn chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn, mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu. Chi hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp, mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 150 triệu đồng/cụm liên kết.

Xuân Hinh