Đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ở tỉnh khác được không?

Mẹ đẻ của bà Triệu Thị Quyên (TP. Hà Nội) sinh năm 1936, năm nay 82 tuổi, có con trai là bộ đội nên khi chưa đủ 80 tuổi được cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở Hà Nội. Từ năm 2016 đến nay mẹ bà không được cấp thẻ BHYT nữa vì trên 80 tuổi và thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội.

Được lựa chọn KCB tại các bệnh viện tuyến huyện Trường hợp không cần xin lại giấy chuyển tuyến KCB Tạo điều kiện cho người dân chuyển tuyến khám, chữa... Khi nào bệnh nhân cần được chuyển tuyến khám chữa... 47 loại bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 1...

Mẹ bà Quyên được yêu cầu về nơi có hộ thường trú là tổ 22, phường Minh Khai, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang để đăng ký BHYT. Bà Quyên hỏi, mẹ bà thường xuyên sống ở Hà Nội với các con nên đăng ký tạm trú dài hạn tại Tổ 1, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội thì có thể chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang đến khám tại Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội được không và thủ tục làm thế nào?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014, Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh.

Trường hợp của mẹ bà Quyên có đăng ký tạm trú dài hạn tại TP. Hà Nội nên được quyền chuyển đăng ký khám chữa bệnh ban đầu về một trong những bệnh viện tuyến huyện và tương đương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, việc chuyển đăng ký khám chữa bệnh ban đầu này do BHXH tỉnh Hà Giang thực hiện và giải quyết theo Công văn số 2537/BHXH-NVGĐ1 ngày 10/11/2016 của BHXH TP. Hà Nội về việc thông báo Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu năm 2017 cho các đối tượng tham gia BHYT tại tỉnh, thành phố khác.

Bệnh viện đa khoa y hoc cổ truyền không có trong danh mục của Công văn 2537/BHXH-NVGĐ1, do vậy sẽ được đăng ký tại các bệnh viện khác trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Theo Chinhphu.vn