Cử nhân thất nghiệp - Những con số báo động

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 215.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, một con số đáng báo động.

Cử nhân thất nghiệp - Những con số báo động

Bên cạnh đó, nhóm có trình độ sơ cấp nghề thất nghiệp chỉ bằng 15% con số đại học trở lên. Con số này cho thấy khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn của nhóm có trình độ sơ cấp nghề. Trong khi đó, theo thống kê của mạng việc làm Jobstreet Việt Nam, 90% đối tượng mới tốt nghiệp đại học không bằng lòng với công việc đang làm, 55% trong số này cho biết, lý do là vì công việc không mang lại hướng đi sự nghiệp rõ ràng.

Hiện đã có nhiều bạn trẻ bắt đầu cởi mở tư duy, chủ động nghiên cứu đầu ra trước khi chọn con đường học vấn. Với họ, chuyện có việc làm nên theo đúng đam mê, thu nhập tốt, quan trọng hơn so với việc bằng mọi giá theo đuổi tấm bằng đẹp.

Vào thời điểm này, hàng triệu học sinh đang trong giai đoạn đăng ký thi THPT Quốc gia năm 2018. Chọn trường rồi mới chọn nghề hay xác định nghề trước khi chọn trường, đâu mới là lối đi hợp lý? Có con em học đại học, đặc biệt là ở các ngôi trường danh giá, được xã hội trọng vọng là niềm tự hào của mỗi gia đình. Đó cũng chính là lý do vì sao vào mỗi kỳ tuyển sinh đại học, học sinh thì căng thẳng, phụ huynh lại "đứng ngồi không yên", đặt vào đó niềm hy vọng về tương lai. Suy nghĩ của hàng chục năm về trước đến nay vẫn ăn sâu vào tâm trí nhiều người.

Hiệu trưởng của một ngôi trường luôn ở trong tình trạng đầu ra của sinh viên không đủ cung ứng cho doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp còn phải xếp hàng nhận nguồn nhân lực, đã mang đến một góc nhìn khác về cách chọn trường, chọn nghề.

Theo VTV.VN