Có được tự đóng BHXH khi công ty nợ tiền BHXH?
Bà Nguyễn Thị Hà Thu tham gia BHXH tại Công ty cổ phần HeartLink từ năm 2010 đến nay. Sáu tháng cuối năm 2014 bà Thu có nghỉ chế độ thai sản. Do công ty gặp khó khăn nên nợ tiền BHXH, và chưa có khả năng thanh toán, trong khi vẫn trừ tiền đóng BHXH của người lao động.
Bà Thu hỏi, bà có thể đóng tiếp khoản nợ mà công ty đã nợ BHXH của cá nhân bà để được hưởng chế độ thai sản được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Bà Thu muốn tiếp tục đóng BHXH theo hình thức cá nhân thì như thế nào?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời bà Thu như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật BHXH số 71/2006/QH11 thì hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH phần trách nhiệm đóng của mình và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH.
Theo nội dung thư của bà Thu, Công ty vẫn trích đóng tiền BHXH từ tiền lương của nhân viên nhưng không đóng cho cơ quan BHXH là vi phạm nghiêm trọng Điều 14, Điều 134 Luật BHXH. Bà Thu cần kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện đóng ngay khỏan nợ BHXH để đảm bảo quyền lợi BHXH cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không đóng khoản nợ nêu trên thì bà Thu gửi đơn đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hoặc khởi kiện người sử dụng lao động ra tòa án dân sự để được đảm bảo quyền lợi đóng, hưởng BHXH, BHYT.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 92 Luật BHXH thì hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện không quy định việc cá nhân người lao động tự đóng BHXH phần trách nhiệm đóng của người lao động và phần của người sử dụng lao động, nên câu hỏi của bà Thu về việc tự đóng khoản nợ BHXH của Công ty để được hưởng chế độ thai sản là không có cơ sở để thực hiện.
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời bà Thu như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật BHXH số 71/2006/QH11 thì hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH phần trách nhiệm đóng của mình và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH.
Theo nội dung thư của bà Thu, Công ty vẫn trích đóng tiền BHXH từ tiền lương của nhân viên nhưng không đóng cho cơ quan BHXH là vi phạm nghiêm trọng Điều 14, Điều 134 Luật BHXH. Bà Thu cần kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện đóng ngay khỏan nợ BHXH để đảm bảo quyền lợi BHXH cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không đóng khoản nợ nêu trên thì bà Thu gửi đơn đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hoặc khởi kiện người sử dụng lao động ra tòa án dân sự để được đảm bảo quyền lợi đóng, hưởng BHXH, BHYT.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 92 Luật BHXH thì hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện không quy định việc cá nhân người lao động tự đóng BHXH phần trách nhiệm đóng của người lao động và phần của người sử dụng lao động, nên câu hỏi của bà Thu về việc tự đóng khoản nợ BHXH của Công ty để được hưởng chế độ thai sản là không có cơ sở để thực hiện.
Theo Chinhphu.vn