Chuyên nghiệp hay nghiệp dư?
(Dân trí) - Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua thái độ làm việc, phong cách ăn mặc, hành vi và năng lực lao động. Vì vậy không khó khăn để nhận biết liệu bạn theo chủ nghĩa chuyên nghiệp hay nghiệp dư.
Dấu hiệu bạn là “dân” nghiệp dư
Theo chuyên gia nghề nghiệp Antonie: “Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy phong cách làm việc của bạn thiếu tính chuyên nghiệp và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất làm việc cũng như hình ảnh của bạn trong mắt “sếp” và đồng nghiệp. Nếu bạn đang vướng phải một trong số những dấu hiệu dưới đây, nghĩa là một cuộc đại cải tổ nên được bắt đầu triển khai”.
Không tuân theo kỷ luật trong giờ làm việc là một trong những dấu hiệu điển hình của những nhân viên theo chủ nghĩa nghiệp dư. Điều này bao gồm đến muộn, về sớm, chi tiêu thời gian cho những cuộc điện thoại bàn, điện thoại di động hoặc đong đưa, nói xấu đồng nghiệp.
“Tám” quá nhiều về cuộc sống cá nhân với các đồng nghiệp trong giờ làm việc không cùng sự mong đợi của họ. Điều này là nguyên nhân châm ngòi mâu thuẫn nơi công sở và tạo ra môi trường làm việc thiếu nghiêm túc
Có những hành vi thô lỗ, bất lịch sự với khách hàng hoặc đồng nghiệp. Mất bình tĩnh và khó kiểm soát cảm xúc khi tham gia công tác nhóm. Thêm vào đó là thái độ làm việc thiếu chăm chỉ, không vì một mục đích chung.
Không hoàn thành định mức công việc và năng lực luôn được đánh giá ở mức trung. Cùng với đó là phong cách ăn mặc, vận những trang phục không giống ai hoặc quá nhạt so với mặt bằng chung như: luộn thuộm, rườm rà hoặc quá lòe loẹt. Đi đứng, nói năng to tiếng và thường xuyên khoe mẽ
Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư
Ảnh hưởng đến công việc của cá nhân. Ví dụ: một nhân viên tiêu thốn hàng giờ đồng hồ với những câu chuyện trên trời dưới đất không cùng sự mong đợi và hào hứng của đồng nghiệp. Đây là biểu hiện của thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp và hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ lao động của cá nhân đó mà còn của cả một ekip. Phá vỡ không khí hòa bình và kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp.
Không có bất kỳ một tổ chức nào, một doanh nghiệp nào chấp nhận “nuôi” những nhân viên “ăn không ngồi rồi” cùng lợi nhuận mang đến cho họ là con số không tròn trĩnh. Chính vì vậy sa thải là kết quả không mấy bất ngờ dành cho các nhân viên nghiệp dư. Thêm vào đó, thiếu chuyên nghiệp cũng cản trở những suy nghĩ cá nhân vì làm việc trong môi trường công sở là cơ hội để mỗi cá nhân trau đổi kỹ năng và tăng cường bản lĩnh.
Không chỉ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà những nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp còn trực tiếp làm xấu hình ảnh mà công ty đã dày công gây dựng. Sự tắc trách trong công việc, thái độ thô lỗ bất hợp tác, lười lao động và sống vô tổ chức..tất cả đều khiến cá nhân đó mất cơ hội, kìm hãm sự phát triển của người khác và ảnh hưởng đến chất lượng doanh nghiệp.