Chất lượng lao động - “tiếng chuông xứ người”

(Dân trí) - Xuất khẩu lao động là một ngành tạo ra hàng tỷ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, lĩnh vực này luôn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tay nghề, ý thức của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 Lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản
 Lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản

Việt Nam đang có khoảng trên 500.000 lao động làm việc trong 30 ngành công nghiệpč khác nhau ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống những năm gần đây là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia....

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là ngành kinh tế đối ngoại mang lại lợi ích to Ŭớn về kinh tế, ổn định an sinh xã hội. XKLĐ còn là cách thức để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về Việt Nam, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, tay nghề cao và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động.

Ċ

Tuy nhiên, ngành XKLĐ đang đối mặt với nhiều hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện. Hai vấn đề đang bức xúc nhất là chất lượng và ý thức chấp hành hợp đồng của người lao động.

Về ý thức chấp hàŮh hợp đồng lao động thì tình trạng người lao động tự bỏ hợp đồng để sống làm việc bất hợp pháp tại nước sở tại đã ảnh hưởng tới hình ảnh người lao động và đất nước Việt Nam.

Ngay tại thị trường truyền thống Hàn Quốc, tỷ lệ laoč động Việt Nam bỏ trốn ra làm việc bất hợp pháp lớn hơn nhiều so với các nước khác. Hiện vẫn còn hơn 14.000 lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, chiếm tỷ lệ hơn 40% trong tổng số lao động bỏ trốn của 14 quốc gia có ký kết EPS với nước Ůày. Điều này làm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách XKLĐ của Việt Nam sang Hàn Quốc.

Ông Choi Byung Gie, Giám đốc Trung tâm EPS Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: Nếu không giảm số lượng lao động bỏ trốn, Hàn Quốc sẽ dừng hẳn chương trình hợp tác lao động giữa hai nước (EPS)”

Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề và có kỹ năng làm việc chỉ chiếm khoảng 15,5% tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam.

Theo các chuyên gia của ILO, các nưᷛc đang phát triển đang rất cần lao động có tay nghề, kỹ năng nghề cao. Và đây là cơ hội để Việt Nam phát triển thị trường XKLĐ một cách bền vững vào những năm tới.

Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO Việt Naŭ cho rằng, việc nâng cao chất lượng nguồn vốn về nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo di cư lao động an toàn và hiệu quả. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam, cần tăng cường công tác tuyển chọn, tạo nguồn. <įp>

Tuân thủ các tiêu chuẩn trong tuyển chọn, phát triển mô hình phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp dịch vụ và chính quyền địa phương để tuyển chọn được những lao động có nhận thức tốt và thực sự có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoàũ.

Các doanh nghiệp XKLĐ cần có ý thức xây dựng “thương hiệu” cho lao động xuất khẩu Việt Nam. Bởi sự phát triển của ngành XKLĐ Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào “tiếng chuông” chất lượng và ý thức chấp hành pháp luật của người Ŭao động ở các nước nhận lao động Việt Nam.

Và đó cũng là cách tăng khả năng cạnh tranh để chiếm giữ thị trường XKLĐ, nhât là trong năm 2014 đang đầy khó khăn này.

Các giải pháp trước mắt và lâu dài về XKLĐ của Việt Nam cần phải chú trọng tới việc nâng cao kỹ năng nghề, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và luật pháp cũng như trình độ ngoại ngữ cho người lao động.

Hiếu Minh