1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Các công ty công nghệ hàng đầu khuyến khích nhân viên chia sẻ nguyện vọng tìm việc

Theo các công ty công nghệ hàng đầu như Netflix và LinkedIn, khuyến khích nhân viên nói về những bước tiếp theo trong con đường sự nghiệp của họ là chiến lược quản lý có hiệu quả nhất.

Những công ty này từng chia sẻ rằng họ không có vấn đề với việc nhân viên của mình đi phỏng vấn cho các công việc khác - thậm chí còn muốn giúp đỡ những nhân viên đó.

Một số nghiên cứu đã cho thấy sự ra đi của một nhân viên có thể giúp cải thiện hình ảnh của công ty và người quản lý. Đó là nếu nhân viên đó rời công ty này để làm việc ở những đối thủ lớn hơn.

Đi phỏng vấn xin việc trong khi bạn đang có một công việc là một chuyện không hề dễ dàng - thường bạn sẽ phải bịa lý do tại sao hôm nay lại trễ làm, hoặc cố giấu chiếc áo vét dưới gầm bàn để không ai hỏi sao hôm nay bạn lại ăn mặc trang trọng đến vậy.

Nếu hỏi những viên chức cấp cao của một số công ty công nghệ hàng đầu, họ sẽ bảo toàn bộ chuyện này là vô cùng ngớ ngẩn.

Đa số công ty công nghệ ủng hộ nhân viên “ra đi”

Số lượng công ty công nghệ nói rằng họ muốn được biết khi nhân viên của họ đi phỏng vấn cho những công việc khác đang tăng lên đáng kể.

Thay vì coi các nhân viên đó là những kẻ phản bội, những công ty này sẽ cố hết sức mình để giúp nhân viên của họ có được công việc mong muốn.

Hãy nhìn vào Netflix, công ty nổi tiếng với văn hóa “tự do và trách nhiệm”. Trên trang web của họ có ghi: “Chúng tôi sẽ rất vui khi biết sẽ có người nhanh chóng thuê bạn nếu có ngày bạn rời khỏi Netflix. Chúng tôi coi việc thỉnh thoảng đi phỏng vấn cho những công việc khác là hoàn toàn lành mạnh, và chúng tôi khuyến khích nhân viên hãy trao đổi với quản lý của mình về kiến thức thu được trong những lúc đó.

Patty McCord, cựu CTO (chief talent officer) của Netflix, đã chia sẻ rằng sự cởi mở này có thể đem lại nhiều lợi ích. Theo như Patty, một ví dụ cho những lợi ích đó có thể là nó sẽ giúp bạn làm rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình vì ta có xu hướng chân thật với những người phỏng vấn hơn là sếp của mình.

Mặt khác, đi phỏng vấn cho những công việc khác có thể giúp bạn thấy trân trọng công ty hiện tại của mình hơn.

Ryan Bonnici, trưởng bộ phận marketing của G2 Crowd (một diễn đàn chia sẻ đánh giá về những phần mềm kinh doanh), đã viết trên báo Harvard Business Review rằng anh ta thường khuyến khích các nhân viên xuất sắc nhất cân nhắc những lời mời công việc khác.

Theo Ryan điều này đã giúp anh ta thu hút thêm và thậm chí là giữ lại những nhân tài giỏi nhất.

Một trong những lý do chính là khi những nhân viên tài giỏi rời công ty một cách hòa bình, “một khi đã ra ngoài, họ sẽ ở trong những vị trí quyền lực nhất và có khả năng thành thật chia sẻ về kinh nghiệm của họ. Nếu đã rời đi một cách hòa bình, họ sẽ chỉ nói tốt về thương hiệu của công ty mà thôi.” Một số nhân viên thậm chí có khả năng sẽ quay lại G2 Crowd.

Ryan Bonnici bảo anh lấy cảm hứng từ Reid Hoffman, nhà đồng sáng lập của LinkedIn. Ông cũng đã viết trên Harvard Business Review rằng trao đổi về những lời mời công việc từ các công ty khác sẽ giúp tạo nên lòng tin tưởng và sự chân thật ở nơi làm việc.

Robert Glazer, CEO của Acceleration Partners, đang điều hành Mindful Transition – một chương trình khuyến khích các nhân viên nói về những mục tiêu nghề nghiệp của họ một cách cởi mở – dẫu những mục tiêu đó có dẫn đến việc họ sẽ phải rời khỏi đội hay công ty của mình. Trên HBR, Robert đã chia sẻ rằng chương trình đang cải thiện độ gắn kết và duy trì văn hóa công ty.

Jellyvision, một công ty tạo ra những phần mềm tương tác cho lợi ích của nhân viên, có hẳn một “chính sách rời đi một cách yên bình” dùng để giúp đỡ cả công ty và nhân viên của họ.

Như Erica Keswin đã viết trong cuốn sách “Bring Your Human to Work” của cô, Jellyvision yêu cầu nhân viên của họ hãy thông báo cho công ty biết khi họ bắt đầu đi tìm kiếm công việc mới – và ngược lại, công ty sẽ giúp nhân viên đó trong quá trình tìm việc.

Mary Beth Wynn, phó ban nhân sự của Jellyvision, đồng tình với ý kiến của Ryan Bonnici trong một cuộc phỏng vấn với Lauren Dixon cho báo Talent Economy: “Có lẽ chúng ta không nên lo lắng khi có nhân viên rời đi. Nếu công ty bạn được công chúng biết đến như bàn đạp để họ đạt được những điều vĩ đại hơn, như vậy đã đủ để cải thiện văn hóa của công ty rồi.”

Theo Richard Feloni của Business Insider, Facebook luôn chắc chắn tất cả nhân viên của mình đều có kế hoạch dự phòng. Vì vậy, công ty (đã sẵn sàng và) sẽ không bị trì trệ nếu nhân viên quyết định đổi việc hay rời khỏi công ty.

Việc ra đi của một nhân viên có thể đem lại lợi ích cho công ty

Có một vài nghiên cứu tin rằng bạn nên giúp nhân viên của mình tạo nên một con đường sự nghiệp đầy thỏa mãn – cho dù đó không phải là ở công ty bạn.

Trong cuốn sách “Superbosses”, vị giáo sư trường đại học Dartmouth, Sydney Finkelstein đã viết rằng những người lãnh đạo giỏi nhất không bao giờ cố giữ cho nhân viên mình ở lại mãi. Cách để các “super boss” trở nên thành công là tạo nên những mạng lưới quy mô lớn gồm có những người đã từng làm việc cho mình, như vậy là họ giữ được sự kết nối chặt chẽ.

Một nghiên cứu năm 2017 từng được xuất bản trên Strategic Management Journal và thuật lại bởi Wall Street Journal đã phát hiện rằng khi các luật sư rời khỏi công ty cũ để làm việc cho những đối thủ nặng ký hơn, công ty đó sẽ có thêm danh tiếng so với trước đây.

Đối với Ryan Bonnici, anh cho rằng mình quan tâm tới sự phát triển của nhân viên ở G2 Crowd hơn tất cả – thậm chí là sự phát triển của bản thân cũng không sánh bằng. Anh chia sẻ trên HBR “Tôi không chỉ khuyến khích nhân viên tìm nơi làm việc khác mà còn bảo họ chính tôi cũng để mắt trông chừng một cơ hội làm việc mới cho chính mình.

  •                                                      Theo Diễn đàn doanh nghiệp