TPHCM:
Báo động tai nạn lao động ngành xây dựng
(Dân trí) - Tai nạn lao động tăng cao trong thời điểm sau tết Canh Dần, chỉ riêng tháng 3 xảy ra đến 13 vụ. Nghiêm trọng nhất là tuần cuối tháng 3, chỉ trong 4 ngày (24 – 27) đã xảy ra đến 5 vụ tai nạn trong ngành xây dựng làm chết 5 người.
Ngành xây dựng có nguy cơ xảy ra tai nạn chết người rất cao.
Trong ngày 26, tại công trình xây dựng tòa nhà Tower 2 - khu dân cư Trần Thái (huyện Nhà Bè), anh Đỗ Minh Thuần đã bị xe cẩu chèn vào bánh xích tử vong. Cùng ngày, tại công trình xây dựng nhà dân trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1), anh Phương (công nhân công ty TNHH XDTM Đức Thiện) bị tường sập đè chết.
Ngày 27/3, tại công trình xây dựng tòa nhà Times Square (quận 1), khi đang đứng trong thùng xe, anh Ngô Văn Hảo vô tình lùi về sau, ngã xuống hố móng công trình sâu hơn 11m. Cú ngã đã cướp đi mạng sống của anh.
Qua hàng loạt vụ tử vong trên, có thể thấy tình trạng tai nạn lao động trong ngành xây dựng vẫn bị chỉ trích lâu nay không hề có dấu hiệu cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng cao, thể hiện ý thức bảo hộ của người lao động và chủ sử dụng còn quá kém.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM thì hiện TP chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp quy mô trên 50 lao động có Hội đồng lao động. Nhân sự trong các hội đồng này chủ yếu chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nên công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn lao động chưa hiệu quả. Ngoài ra, còn có tình trạng các nhà thầu lớn hay bán thầu cho các đơn vị nhỏ hơn thi công. Các đơn vị nhỏ lại thuê nhân công thời vụ từ các cai thầu… để tiết kiệm chi phí. Với lực lượng lao động thiếu chuyên nghiệp trên, công tác bảo đảm an toàn lao động càng yếu kém.
Vả lại, ngành này còn tồn tại tình trạng khi xảy ra tai nạn lao động chết người, chủ sử dụng lao động chỉ bồi thường cho người nhà nạn nhân chừng vài chục đến 100 triệu đồng là xong. Việc tố tụng, khiếu nại càng hiếm hơn. Do vậy, các chủ sử dụng lao động cũng không muốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn lao.
Tuy nhiên, với các tai nạn nhỏ hoặc tai nạn gây chết người nhưng không ảnh hưởng đến các công trình lân cận thì chủ sử dụng lao động có thể giấu giếm. Nhưng với tư tưởng coi thường các quy chuẩn an toàn thì rất dễ dẫn đến sự cố công trình lớn.
Theo một cán bộ Sở Xây dựng TPHCM thì khi để xảy ra tai nạn, nhà đầu tư không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn gánh chịu thiệt hại rất lớn. Bởi song song với việc khắc phục sự cố, công trình còn bị đình chỉ thi công cho đến khi khắc phục xong. Thực tế đã xảy ra trường hợp chủ đầu tư phải phá sản, bán cả công trình mà vẫn chưa khắc phục xong.
Đơn cử như vụ xây dựng cao ốc Pacific làm Viện Khoa học xã hội phía Nam bị sập, chủ đầu tư phải bỏ ra chi phí hơn 50 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Chỉ riêng việc thuê trụ sở khác cho Viện Khoa học xã hội phía Nam làm việc trong suốt hai năm rưỡi khắc phục sự cố đã tốn gần 6 tỷ đồng (200 triệu đồng/tháng).
Chính vì vậy, việc thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong lĩnh vực xây dựng, tránh xảy ra tai nạn, sự cố vừa là trách nhiệm, vừa đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư.
Ngày 27/3, tại công trình xây dựng tòa nhà Times Square (quận 1), khi đang đứng trong thùng xe, anh Ngô Văn Hảo vô tình lùi về sau, ngã xuống hố móng công trình sâu hơn 11m. Cú ngã đã cướp đi mạng sống của anh.
Qua hàng loạt vụ tử vong trên, có thể thấy tình trạng tai nạn lao động trong ngành xây dựng vẫn bị chỉ trích lâu nay không hề có dấu hiệu cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng cao, thể hiện ý thức bảo hộ của người lao động và chủ sử dụng còn quá kém.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM thì hiện TP chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp quy mô trên 50 lao động có Hội đồng lao động. Nhân sự trong các hội đồng này chủ yếu chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nên công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn lao động chưa hiệu quả. Ngoài ra, còn có tình trạng các nhà thầu lớn hay bán thầu cho các đơn vị nhỏ hơn thi công. Các đơn vị nhỏ lại thuê nhân công thời vụ từ các cai thầu… để tiết kiệm chi phí. Với lực lượng lao động thiếu chuyên nghiệp trên, công tác bảo đảm an toàn lao động càng yếu kém.
Vả lại, ngành này còn tồn tại tình trạng khi xảy ra tai nạn lao động chết người, chủ sử dụng lao động chỉ bồi thường cho người nhà nạn nhân chừng vài chục đến 100 triệu đồng là xong. Việc tố tụng, khiếu nại càng hiếm hơn. Do vậy, các chủ sử dụng lao động cũng không muốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn lao.
Tuy nhiên, với các tai nạn nhỏ hoặc tai nạn gây chết người nhưng không ảnh hưởng đến các công trình lân cận thì chủ sử dụng lao động có thể giấu giếm. Nhưng với tư tưởng coi thường các quy chuẩn an toàn thì rất dễ dẫn đến sự cố công trình lớn.
Theo một cán bộ Sở Xây dựng TPHCM thì khi để xảy ra tai nạn, nhà đầu tư không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn gánh chịu thiệt hại rất lớn. Bởi song song với việc khắc phục sự cố, công trình còn bị đình chỉ thi công cho đến khi khắc phục xong. Thực tế đã xảy ra trường hợp chủ đầu tư phải phá sản, bán cả công trình mà vẫn chưa khắc phục xong.
Đơn cử như vụ xây dựng cao ốc Pacific làm Viện Khoa học xã hội phía Nam bị sập, chủ đầu tư phải bỏ ra chi phí hơn 50 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Chỉ riêng việc thuê trụ sở khác cho Viện Khoa học xã hội phía Nam làm việc trong suốt hai năm rưỡi khắc phục sự cố đã tốn gần 6 tỷ đồng (200 triệu đồng/tháng).
Chính vì vậy, việc thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong lĩnh vực xây dựng, tránh xảy ra tai nạn, sự cố vừa là trách nhiệm, vừa đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư.
Hạ Nguyên