1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Bạn có mắc “hội chứng cuối tuần”?

Bạn có biết cụm từ này - TGIF? Đó chính là cụm từ viết tắt của câu “Thank God, It's Friday!” (Ơn trời, hôm nay đã là thứ Sáu!). Rất nhiều người vui mừng khi đến ngày cuối tuần, nhưng cũng có rất nhiều người gặp phải hội chứng sợ ngày cuối tuần.

Bạn mới chỉ nghe nói tới hội chứng sợ ngày thứ Hai đúng không? Và có sẽ đây là lần đầu bạn nghe tới hội chứng sợ cuối tuần. Vậy ai là những người nằm trong nhóm “sợ cuối tuần” này?

 

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Tilburg của Hà Lan đã phát hiện ra một điều rằng có rất nhiều người vào cuối tuần (những ngày nghỉ) họ lại trở nên căng thẳng, lo lắng, bực bội hơn những ngày làm việc bình thường. Ngay cả khi họ không phải đến công sở hay đi nghỉ với gia đình, họ cũng rơi vào trạng thái đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Và tất cả những trạng thái này đều nặng nề hơn so với ngày thường.

 

100 người tham gia tình nguyện vào nghiên cứu này đều cho kết quả họ cảm thấy cả cơ thể và đầu óc của họ “đau nặng” trong những ngày nghỉ cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Phần lớn trong số họ đều trải qua trạng thái này trong suốt 10 năm, và trạng thái này cũng bắt đầu từ những sự kiện gây stress trong cuộc sống của họ, có thể là hôn nhân đổ vỡ, mất mát người thân hay các vấn đề khác.

 

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cuối cùng lại cho thấy, những người bị hội chứng cuối tuần nặng nề nhất lại là những người có tính cầu toàn, công việc quá tải, hay quá trách nhiệm trong công việc khiến cho những ngày nghỉ cuối tuần trở thành gánh nặng đối với họ. Những người này mắc phải chứng bệnh “sợ sự nhàn hạ”.

 

Để giúp đỡ những người “sợ sự nhàn hạn” này, các chuyên gia khuyên họ vượt qua chứng bệnh này bằng cách tập thể dục vào tối thứ Sáu và nên chuẩn bị sẵn tinh thần cho sự nghỉ ngơi vào hai ngày tiếp theo. Những người ngày cũng nên có những quan điểm khác nhau về công việc và hãy quan tâm tới những điều có ý nghĩa hơn, quan trọng hơn trong cuộc sống, chẳng hạn như gia đình.

 

Theo Việt Mai

Sức trẻ Việt Nam