6 bước giúp bạn thay đổi công việc thành công

Công việc cũ gặp trục trặc, bạn muốn tìm ngay một công việc mới? Đừng vội nộp lá đơn xin nghỉ việc nếu bạn chưa chắc chắn về nơi làm mới. Hãy tham khảo 6 bước đi sau đây để giúp bạn đúng đắn hơn khi thay đổi công việc.

1. Hãy tự đánh giá mình một cách cẩn thận. Tự đặt nhiều câu hỏi về năng lực, tính cách, kỹ năng của bản thân để từ đó tìm một việc làm phù hợp nhất với mình. Bạn có thể tham khảo những bài test về nghề nghiệp hoặc những bài test tự đánh giá năng lực bản thân. Kết quả đánh giá này sẽ giúp bạn không chọn nhầm những công việc không dành cho bạn.

 

2. Viết ra một danh sách những công việc mà bạn đã tìm được. Xem qua danh sách đó và đối chiếu với kết quả tự đánh giá bản thân. Nếu danh sách đó quá dài khiến bạn “bối rối”, hãy chọn ra khoảng 5-6 công việc mà bạn cho là ổn nhất.

 

3. Nghiên cứu tỉ mỉ từng công việc trong danh sách. Loại bỏ ngay những công việc vượt quá tầm của bạn. Chẳng hạn, đừng băn khoăn với những việc, nghe tên thì thấy thích nhưng đòi hỏi những khả năng mà bạn hoàn toàn không có. Cũng chẳng nên thích thú những việc đòi hỏi bằng cấp cao nhưng mức lương lại quá khiêm tốn. Trước mỗi công việc, hãy tự đặt ra câu hỏi: “Tôi có nên chọn công việc này hay không?”.

 

4. Tìm hiểu bản chất công việc. Sau khi tìm được những công việc ưng ý, bạn hãy bắt đầu nghiên cứu chúng. Tìm hiểu những yêu cầu, đòi hỏi của công việc, để ý đến cơ hội phát triển và mức lương hứa hẹn nếu bạn làm công việc này.

 

5. Tìm những thông tin cho cuộc phỏng vấn. Bạn đã “kết” công việc này. Vậy còn chờ gì nữa mà không nghĩ tới cuộc phỏng vấn. Tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn định nộp hồ sơ. Đây cũng là một cách để bạn kiểm tra lại sự lựa chọn của mình. Đừng đặt niềm tin vào những công ty không đáng tin cậy. Tiếp xúc với những người làm việc trong cùng lĩnh vực để tìm những thông tin cho cuộc phỏng vấn mà bạn thật sự quan tâm.

 

6. Đưa ra những mục tiêu và viết một bản kế hoạch cho sự nghiệp. Hãy dành thời gian để viết kế hoạch cho vị trí mà bạn nhắm tới. Trước tiên, bạn phải đưa ra những mục tiêu. Dựa trên những mục tiêu đó, bạn đưa ra một bản kế hoạch cụ thể. Cuối cùng là đến gặp nhà tuyển dụng, để chuẩn bị cho một thành công mới.

 

Theo HR Vietnam/Tuổi Trẻ/ Career Builder