1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

40 % doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHYT

Qua 5 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 64,6 triệu người tham gia BHYT, tăng 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, công tác phát triển đối tượng còn gặp khó khăn khi có hơn 40% doanh nghiệp còn nợ đóng, trốn đóng BHYT. Cơ quan chức năng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Đây là đánh giá của ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), thuộc Bảo hiểm Xã hội VN - tại buổi gặp mặt báo chí do BHXH VN tổ chức chiều 10.6 tại Hà Nội.

Điều chỉnh chính sách,
tăng 2,7 triệu người tham gia BHYT

Giảm thủ tục, tăng 2,7 triệu người tham gia BHYT

Khảo sát của BHXH VN cho thấy, trong Quý 1/2015, số người tham gia BHYT giảm 1,4 triệu người so với tháng 12/2014. Nhưng hết tháng 5/2015, số người tham gia đã quay trở về tương đương với thời điểm cuối năm 2014. Hiện, số người tham gia BHYT đạt 64,6 triệu người, chiếm 71,4 % dân số.

Nguyên nhân của việc cân bằng trở lại do BHXH VN đã kịp thời điều chỉnh nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính, phối hợp với Bộ Y tế - Bộ Tài chính đề xuất nhiều tháo gỡ cho các địa phương.

Cụ thể là việc ban hành công văn số 777/BHXH-BT ngày 12/3/2015 giải quyết vướng mắc trong việc lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Theo đó, cá nhân đã tham gia BHYT theo hộ gia đình nếu tiếp tục tham gia thì thực hiện cho cá nhân đó đến hết năm 2015. Về thủ tục, mỗi hộ tham gia BHYT chỉ cần 1 tờ khai và mẫu đăng ký.

Việc đơn giản hóa thủ tục giúp người tham gia BHYT hộ gia đình không phải trình các loại giấy tờ để chứng minh đặc điểm nhân thân và lịch sử tham gia BHYT của các thành viên trong hộ gia đình, như: Bản photocopy thẻ BHYT của thành viên hộ gia đình đã tham gia BHYT, giấy tạm vắng, giấy xác nhận ly hôn…

Về thời gian tham gia BHYT, những người đã tham gia trước năm 2014 tiếp tục được tham gia theo cá nhân hoặc hộ gia đình cho năm 2015 và hộ gia đình được phép tham gia 3 tháng, 6 tháng, 1 năm theo quy định của Luật BHYT.

Theo ông Phạm Lương Sơn, Quý 1/2015, tỉ lệ tham gia BHYT giảm một phần do ảnh hưởng của Tết và các lễ hội. Nhiều doanh nghiệp bị giải thể, kinh doanh không có lãi hoặc giảm nhân sự do không phải mùa cao điểm SX -KD. Một số xã, huyện được đưa ra khỏi danh sách vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn nên không được ngân sách nhà nước mua BHYT.

Nhức nhối 40 % DN nợ, trốn đóng BHYT

Đại diện BHXH VN cũng công bố con số đáng suy ngẫm về tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHYT tại các doanh nghiệp. Theo đó, trên 40% doanh nghiệp còn nợ đóng, trốn đóng BHYT nhưng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Điều này làm ảnh hưởng nhiều tới người lao động khi không được bảo đảm quyền lợi về chăm sóc y tế.

Bảo hiểm xã hội VN cũng cảnh báo nhiều hình thức lạm dụng quỹ BHYT theo chiều hướng tinh vi hơn như: Hợp thức hóa việc chỉ định quá mức dịch vụ kỹ thuật, ghi thêm ngày điều trị, cố tình áp sai tên dịch vụ kỹ thuật để hưởng mức giá cao hơn…

Bên cạnh đó, mục tiêu của BHXH VN năm 2015 là "phủ kín" BHYT tới 75% toàn dân. Với kết quả 71,4% trong 6 tháng đầu năm, BHXH VN còn phải tăng thêm từ 3-4 % số người tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mục tiêu này không đơn giản thực hiện bởi nhiều trở ngại.

Theo ông Phạm Lương Sơn, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nông lâm ngư diêm nghiệp có mức sống trung bình có tỷ lệ tham gia BHYT thấp do nhiều địa phương chưa có cơ chế hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại cho hộ gia đình cận nghèo.

Nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa tích cực tham gia BHYT. Theo thống kê vẫn còn nhiều tỉnh có đến 20% học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT.

Về nhóm tham gia theo hộ gia đình, mặc dù có sự gia tăng số đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm này, nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch phát triển đối tượng năm 2015.

Nguyên nhân là do mới triển khai thực hiện BHYT bắt buộc theo hộ gia đình nên nhiều người dân chưa nắm rõ quy định mới, người dân muốn tham gia BHYT phải chứng minh tình trạng tham gia BHYT của tất cả các thành viên trong gia đình nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT.

Trong khi đó, kinh tế của đại bộ phận hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, không đủ đóng một lúc cho toàn thành viên trong hộ gia đình.

Thực tế phát sinh nhiều vấn đề về xác định đối tượng, ông Phạm Lương Sơn băn khoăn: Một số đối tượng người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam (người Camphuchia, người Hoa…) không có quốc tịch Việt Nam, được cấp thẻ thường trú, tạm trú; người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có đăng ký tạm trú theo nơi cư trú của vợ/chồng là người Việt Nam, chưa rõ có thuộc đối tượng tham gia BHYT không?

Hoàng Mạnh

Giải đáp thắc mắc về tham gia BHYT của lao động di cư, ông Phạm Lương Sơn cho biết: Luật BHYT sửa đổi đã mở để người dân có thể mua BHYT ở tất cả các địa bàn đang cư trú trong cả nước, lao động di cư đăng ký tham gia BHYT nơi nào gần nhất, thuận lợi nhất. Tại mỗi xã, phường đều có 3 địa điểm để người dân đăng ký mua BHYT là UBND xã, phường; bưu điện văn hoá và các hội đoàn th