1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

12 diện đối tượng được công nhận có công với cách mạng

Bố của bà Nông Thị Uyên (Bắc Kạn) nhập ngũ tháng 5/1971, xuất ngũ tháng 12/1976, có các giấy tờ: Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Ba, Huy chương kháng chiến hạng Nhì, Giấy chứng nhận thanh niên Quyết thắng, Giấy chứng nhận có thời gian công tác XYZ, Giấy chứng nhận thương tật, Quyết định phục viên.

Thủ tục giải quyết trợ cấp một lần với người... Căn cứ xác nhận người hoạt động kháng chiến Không dừng tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ... Điều kiện người có công giúp đỡ cách mạng được... Thủ tục xác nhận thương binh với người tham gia...

Hiện bố của bà Uyên bị đau một bên cổ, tay run. Bà Uyên hỏi, bố của bà có được hưởng chế độ người có công không? Thủ tục cần những gì?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định có 12 diện đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng. Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Theo đó, mỗi diện đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận khác nhau, cụ thể:

Đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013 của Bộ Quốc phòng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng.

Đối tượng là bệnh binh quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP; Điều 25, Điều 26 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH; Thông tư số 202/2013/TT-BQP.

Đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Điều 39 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH; Thông tư số 202/2013/TT-BQP.

Với những thông tin bà cung cấp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không có cơ sở để trả lời cụ thể. Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ việc xác nhận thương binh, bệnh binh đối với quân nhân (kể cả đối tượng phục viên, xuất ngũ) thuộc thẩm quyền của cơ quan quân đội; việc xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đề nghị bà nghiên cứu các văn bản nêu trên hoặc liên hệ cơ quan có thẩm quyền (Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) nơi bố của bà cư trú hiện nay.

Theo Chinhphu.vn