100% doanh nhân sẽ thất bại nếu…

Cho dù chúng ta nói về một trận bóng đá, một cuộc bầu cử hay một công việc kinh doanh, có một điều rất chắc chắn, ở đó luôn có người thắng cuộc và những người thất bại.

100% doanh nhân sẽ thất bại nếu…

Thêm một điều chắc chắn nữa, thành công sẽ không bao giờ đến với những doanh nhân nếu họ luôn làm 10 điều dưới đây:

1. Ghen tị với người khác

Hãy xem thành công của những người quanh bạn như một động lực thúc đẩy mình cố gắng hơn nữa, ngay cả khi đó là các đối thủ của bạn.

Cần hiểu rằng, bất cứ ai cũng có khả năng để thành công và việc mất thời gian để ghen tỵ với những thành tựu của người khác sẽ kéo bạn xa rời hành trình tiến lên của chính mình.

2. Nản chí

Bước vào lĩnh vực kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn, đứng trước các quyết định khó khăn và thậm chí đôi lúc phải chấp nhận thất bại.

Dù vậy, đừng để những trở ngại đó cản bước tiến của bạn. Hãy tìm cách vượt qua thách thức, tiến về phía trước và không bao giờ nản chí.

3. Tìm cách bào chữa sai lầm

Nếu bạn trót quyết định sai, hãy chấp nhận thực tế đó. Nếu mọi việc không suôn sẻ như ý, cũng đừng cố tìm cách biện minh. Tìm ra nguyên nhân của trục trắc và giải quyết nó mới là bài học làm ăn giá trị.

Nếu bạn xác định rõ vấn đề và chấp nhận sai lầm, bạn sẽ không đi lại vết xe đổ. Nhưng nếu bạn cứ liên tục tìm cách bào chữa các sai sót của mình, bạn sẽ tiếp tục lặp lại nó vì không “chữa trị” đúng căn nguyên của rắc rối.

4. Ngừng học hỏi

Tuổi tác, những năm tháng kinh nghiệm hay mức độ thành công không bao giờ là những yếu tố khiến bạn có thể thỏa mãn và ngừng học hỏi. Không có ai trên đời biết tuốt mọi việc. Chúng ta đều liên tục cần học hỏi và tìm nguồn lực phấn đấu ở các doanh nhân khác, dù họ là người đã thành danh hay chỉ mới bước vào hành trình thương nghiệp.

5. Giao du với những người tiêu cực

Bạn nên tránh tiếp xúc với những người luôn tìm cách biện minh sai sót, hay phàn nàn và có quan điểm tiêu cực. Chúng ta đều hiểu những người này. Bất kể bạn nói gì hay dù trong tình huống nào, họ cũng luôn hành xử một cách tiêu cực. Những người này giống như các tế bào ung thư sẽ ăn dần ăn mòn bạn.

Hãy để xung quanh bạn chỉ toàn những người đồng thanh tương ứng với bạn.

6. Thức dậy buổi sáng mà không biết sẽ làm gì hôm nay

Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng của một doanh nhân. Bạn không có nhiều thời gian làm việc một ngày, vì thế bạn cần biết những mục tiêu và nhiệm vụ của mình trong ngày là gì trước khi ngày mới bắt đầu.

Việc không có kế hoạch rõ ràng sẽ đẩy bạn vào nhiều rắc rối. Hãy kết thúc mỗi ngày làm việc bằng một danh sách việc cần làm cho ngày hôm sau.

7. Sợ thay đổi và phải thích ứng

Bạn cần phải sẵn sàng thay đổi kế hoạch cũng như chiến lược tổng thể của mình vì sẽ có lúc đó là điều thiết yếu để bạn thành công trong tương lai.

Hãy thử tưởng tượng nếu hãng Apple không tự đổi mới mà chỉ sản xuất máy tính không thôi thì sao? Sau khi tung ra sản phẩm iPod, họ bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh, máy tính bảng và gần đây nhất là chiếc đồng hồ đặc biệt Apple Watch. Từ chỗ là một hãng máy tính, giờ đây Apple đã trở thành nhà sản xuất hàng điện tử gia dụng có vị thế trên thế giới.

8. Nói nhiều hơn làm

Các doanh nhân thành công thường không ngồi đó mà chỉ huyên thuyên về những việc họ sẽ làm. Thay vào đó, họ lên kế hoạch, thực hiện và đeo đuổi công việc của mình.

Sẽ chẳng gì được làm xong nếu chỉ ngồi nói không, và cũng không ai ấn tượng chỉ với những gì mới đang chỉ được bàn bạc.

9. Chỉ chăm chăm vào doanh thu

Thay vì dồn trọng tâm vào việc kiếm tiền, bạn hãy dành tâm huyết cho việc sáng tạo sản phẩm và các dịch vụ tạo nên khác biệt và cung cấp tới người dùng một giá trị thực sự. Nếu làm được vậy, tiền sẽ tự đến.

Hẳn nhiên không doanh nghiệp nào làm ăn mà không nghĩ tới doanh thu, nhưng việc tập trung cung cấp một dịch vụ chất lượng cao sẽ mở đường cho dòng tiền chảy vào túi họ.

10. Để thất bại cản lối

Hầu hết các số liệu thống kê cho thấy, 8/10 doanh nghiệp mới thành lập thất bại. Các doanh nhân thành công luôn hiểu rằng sẽ luôn có một khả năng thất bại trong công việc làm ăn của họ. Tuy nhiên, họ xem thất bại là một phần của quá trình phát triển và vẫn tiếp tục kiên trì với công việc của mình
Doanh nhân James Dyson là một ví dụ trong vấn đề này, ông có tới 5.126 lần thử và thất bại với việc kinh doanh, nhưng ở lần làm ăn thứ 5.127, ông đã thành công và trở thành nhà phân phối máy hút bụi hàng đầu tại Mỹ. Tài sản doanh nghiệp của ông hiện vào khoảng 4,5 tỷ USD vì ông chưa bao giờ để thất bại trì níu mình.
Theo Doanh nhân Sài gòn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm