"Đại gia" Phạm Ngọc Lâm: Tôi không tranh thủ thời cơ để xin trợ vốn

Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Đức Khải khẳng định, đoàn tàu cá 100 chiếc sẽ được trang bị 70% công cụ đánh bắt cá ngừ, chỉ khoảng 30% lưới rê và lưới vây. Ông Lâm chỉ chú trọng đến cá ngừ đại dương để xuất sang thị trường Nhật Bản.

Vị đại gia “tính kế” bước vào thị trường cá ngừ đại dương trên đất Nhật Bản

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tỷ giá USD/VND “lao dốc"

* Thủ đô của Angola xếp đầu bảng các thành phố đắt đỏ nhất

* Đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 8: 70.000 hộ dân “chịu trận” đến bao giờ?

* Sức khỏe các ngân hàng thế nào trước bất ổn biển Đông?

Đặt vấn đề thương thuyết để sắm các con tàu với đối tác Nhật Bản, ông Lâm đưa ra các thông số cần mua theo các chủng loại, kích thước cần thiết. Công nghệ đóng tàu của Nhật và Hàn Quốc được đánh giá là số 1 thế giới. Tàu của những nước này sản xuất chuyên nghiệp hóa và sản xuất ra để phục vụ cho những mục đích riêng biệt. Tàu đánh cá để phục vụ cho nhu cầu đánh cá. Tàu quân sự phục vụ riêng cho quốc phòng…

Vị “đại gia” cũng không phải bận tâm tàu đã mua rồi thì không phải lo kĩ thuật ở ngoài biển. Ông Lâm muốn nhấn mạnh đến giá trị đầu tư vào tàu đánh cá nhanh chóng và mang về hiệu quả kinh tế cao dựa trên 3 yếu tố.

Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Đức Khải.
Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Đức Khải.

Thứ nhất, tiết kiệm được chi phí đầu tư, thứ 2 tiết kiệm thời gian và thứ 3 xét đến tính hiệu quả. Nhớ lại một thời từng làm mưa làm gió trên thị trường đồ điện tử se-cond-hand, ông Lâm thừa nhận hàng của Nhật vẫn dùng tốt dù đã cũ. Nói về những con tàu, vị đại gia chỉ quan tâm đến việc phải biết chọn lựa những sản phẩm nào ưng ý để có thể sử dụng được. Tuyệt nhiên, chuyện đầu tư mua tàu cá của Tập đoàn Đức Khải không thể là hàng phế phẩm. Ông Lâm xác định: “Khi bỏ ra 1 số tiền thấp, thời gian thu hồi vốn hiệu quả thì sẽ tạo ra được dòng tiền hiệu quả”.

Từ chuyện thương lượng mua 100 con tàu đến chuyện cung cấp cá ngừ đại dương vào thị trường Nhật Bản, ông Lâm đều áp dụng kinh nghiệm đã trải qua. Nhiều thương lái Nhật đưa ra phương pháp thu mua truyền thống của ngư dân Việt Nam giống như lâu nay. Tức là, cá ngừ về trong bờ sẽ có một đầu mối đứng ra tiếp tục gom hàng rồi mang đi phân loại, bảo dưỡng và sơ chế. Hàng sơ chế xong mới được xuất sang thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.

Cá ngừ được đánh bắt về phải bán thẳng vào thị trường Nhật Bản chỉ thông qua 1 đầu mối. Đối với người Nhật, cá ngừ vừa đánh bắt sẽ có công ty đầu mối gom hàng và đưa về thị trường đấu giá. Thị trường thủy sản ở Nhật Bản cũng gần như tương đồng tại Việt Nam. Tại chợ cá này có đơn vị đấu giá từng giỏ cá với số tiền tương ứng dao động tùy theo thời giá.

Ông Lâm dự tính ký hợp đồng trực tiếp với thương lái đứng ra đấu giá cho lượng cá ngừ xuất sang Nhật Bản. Ăn chia được tính theo tỉ lệ % và tất nhiên bản thân vị “đại gia” cũng có thể kiểm soát được giá cả cá ngừ trên thị trường bán ra tại thời điểm đó ở mức nào. Câu chuyện đầu tư kinh doanh của ông Lâm không có nghĩa cứ ấn định giá cá ngừ bán ra cả năm mà phải được bán theo giá thị trường và bán tận gốc.

Ông chủ tương lai nghiệp đoàn tàu cá 100 chiếc vẫn đang tham khảo tất cả các bước để tiến tới ký kết hợp đồng với thương lái. Những hợp đồng quốc tế này ông Lâm đã làm nhiều nên cũng biết, một khi đã “thò” bút ký phải chịu nhiều sự ràng buộc có điều kiện với các đối tác từ số lượng, sản lượng và cách làm việc.

Ông Lâm từng làm nhà phân phối sản phẩm cho hàng điện tử nên cũng hiểu nhiều về các đối tác. Chẳng hạn, hãng điện tử Toshiba sản xuất ra các mặt hàng và đưa vào thị trường Việt Nam đều đề ra những ràng buộc chặt chẽ. Ngược lại, ông Lâm cung ứng sản phẩm cá ngừ nên sẽ biết đưa ra những điều kiện nào để ràng buộc đối tác của mình.

“Tôi không tranh thủ thời cơ để xin trợ vốn”

Trong đề án, đầu năm 2015, mẻ cá đầu tiên sẽ được cất lưới. Theo luồng nước, đầu năm cá ngừ sẽ về vùng Biển Đông của Việt Nam. Các tàu sẽ được trang bị 70% công cụ đánh bắt cá ngừ, chỉ khoảng 30% lưới rê và lưới vây. Ông Lâm chỉ chú trọng đến cá ngừ để xuất sang thị trường Nhật Bản. Còn lưới vây, lưới rê chỉ bắt các loại cá bạc má, cá nục… Các loại cá nhỏ này muốn được xuất sang Nhật phải qua khâu đóng hộp. Muốn qua khâu tinh chế đóng hộp thì đội chi phí lên và lợi nhuận giảm đi, mất nhiều thời gian.

3 trong số 100 con tàu của vị “đại gia” sắp về Việt Nam.
3 trong số 100 con tàu của vị “đại gia” sắp về Việt Nam.

Trước đây, vị đại gia đã có kế hoạch và chủ trương đầu tư vào đội tàu 100 chiếc nhưng chưa đến thời điểm thích hợp để thực hiện. Cuối tháng 4 vừa qua, Tập đoàn Đức Khải hoàn thành 3 dự án bất động sản và bàn giao các căn hộ. Sau khi tất toán sổ sách, ông Lâm tính được dòng tiền từ đây đến cuối năm sẽ làm những gì và đến cuối năm 2015 sẽ làm gì cho phù hợp với nguồn vốn của công ty. Một yếu tố nữa, nhà nước đang khuyến khích phát triển kinh tế biển. Từ những ý tưởng có sẵn đã kết hợp nên dự án được hình thành.

Nhiều người nhận định ông Lâm thể hiện lòng yêu nước “mạo hiểm” bằng cách đưa đội tàu để ra Biển Đông đánh cá. Hay nhiều câu hỏi đại loại theo kiểu hoài nghi: “Liệu anh yêu nước hay tranh thủ thời cơ để làm đề án xin trợ vốn?”. Ông Lâm khẳng định: “Đã là người dân Việt Nam thì bất kể ai cũng có lòng yêu nước. Nhưng yêu nước không có nghĩa đi ngược lại với pháp luật và phải làm việc có hiệu quả. Bản thân tôi cũng vậy! Tôi mong muốn làm kinh tế giỏi để thể hiện lòng yêu nước”.

Vị “đại gia” quyết định thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm thiết thực thông qua khai thác tài nguyên kinh tế biển. Ông Lâm xác tín: “Tôi không lợi dụng lòng yêu nước thông qua sự phẫn nộ Trung Quốc để làm kinh tế biển. Nói vậy là không đúng. Bản thân người dân Việt Nam nào cũng đều phẫn nộ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Tôi đã nói được là tôi sẽ làm được chứ không phải tôi đưa ra đề án để giật gân”.

Phóng viên PetroTimes chuyển tải nghi vấn của độc giả: “Vẫn còn đâu đó nhiều câu hỏi đầy hoài nghi về việc đề án được lập quá nhanh do có sự chuẩn bị sẵn từ trước”. Ông Lâm nói ngay: “Đề án này đã nằm trong đầu, có sẵn trong đầu rồi nhưng chưa đến thời điểm để… bùng nổ”. Đến khi bắt tay vào soạn thảo đề án, tất cả các nhân viên được huy động phải làm ngày, làm đêm để thực hiện một cách chỉnh chu nhất.

Bản thân vị Chủ tịch Tập đoàn Đức Khải cũng làm cực lật kể cả ngày thứ 7, chủ nhật và làm thâu đêm. Phương án được trình lên Chính phủ và một số doanh nghiệp khác tìm đến với mong muốn cùng tham gia thực hiện. Nhiều bạn bè lo ngại lộ “bí kíp” hay hợp tác làm ăn rồi lộ “bí mật” trên ngư trường do bị cạnh tranh thị phần.

Ông Lâm tự tin và nói thẳng thắn: “Cá dưới biển phong phú và đầu ra là quan trọng nhưng cũng không thành vấn đề. Nếu đánh bắt được cá ngừ đại dương, nhu cầu cung ứng cho thị trường Nhật Bản rất lớn và tiêu chuẩn để được chấp nhận mới là điều kiện quyết định. Đâu phải đã bắt cá lên là bán được đâu”.

Ông Lâm tính trước “một bước” đến cả vấn đề đưa đội tàu ra ngư trường nước ngoài để hợp tác khai thác. Một năm, mùa cá ở ngư trường Việt Nam tối đa khoảng 8 tháng. Vị "đại gia” cũng đã nghĩ đến chuyện ký hợp đồng với các nước Indonesia, Philipine… để cùng khai thác đánh bắt có hiệu quả. Ông Lâm phân tích: “Đánh cá trên ngư trường nước ngoài phải mất một khoảng phí thay vì ở Việt Nam được miễn mọi thứ. Nếu thực sự đủ phương tiện thì đâu phải ngại khi bước vào ngư trường quốc tế”.

Để được bước vào ngư trường nước bạn, tàu cá phải được chính phủ nước sở tại cấp hạn ngạch đánh bao lâu, đánh với trữ lượng bao nhiêu… Với đội tàu 100 chiếc hùng hậu mà ông Lâm đang đầu tư thì việc tối ưu hóa lợi nhuận để đánh bắt cá trên một số ngư trường quốc tế hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Theo Đỗ Hưng
PetroTimes
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”